TAILIEUCHUNG - Nhà Tiền Lê

Nhà tiền lê tiếp sau nhà đinh và trước nhà lý trong lịch sử Việt Nam. Nhà tiền lê truyền được ba đời và có công đánh thắng giặc tống. Sau khi Đinh tiên hoàng và con là đinh liễn bị ám hại, vệ vương toàn lên làm vua, lê hoàn làm phụ chính. | Nhà Tiền Lê Nhà Tiền Lê tiếp sau nhà Đinh và trước nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Nhà Tiền Lê truyền được ba đời và có công đánh thắng giặc Tống. Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên làm vua, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó Vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vua nhỏ, Định Quốc Công Nguyễn Bặc và ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn, thua trận bị Lê Hoàn giết. Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước, triều thần và thái hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên làm vua lập ra nhà Tiền Lê. Nhà Tiền Lê nối tiếp và hầu như giữ nguyên mọi quy củ của nhà Đinh. Thời gian cầm quyền ngắn, lại phải chống với nhà Tống và Chiêm Thành cũng như lo trấn áp các hào trưởng và xứ quân bên trong nên không sửa đổi được gì nhiều. Nhà Tiền Lê khởi đầu truyền thống sử dụng tăng quan trong triều đình. Hoàng Đế Đại Hành Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn, người Thanh Liêm Hà Nam, thời nhà Đinh giữ chức Thập đạo tướng quân. Quân Tống xâm lược đem quân ra chống cự và giành được thắng lợi. Trận chiến cũng diễn ra trên sông Bạch Đằng (trước đó, năm 939, Ngô Quyền cũng đa đánh quân Nam Hán trên sông này.) Ông ở ngôi vua 24 năm, thọ 65 tuổi (941 - 1005), băng hà ở điện Trường Xuân. Lê Đại Hành là người có công chống quân Tống năm 981. Tuy nhiên, theo quan điểm Nho giáo của các nhà chép sử sau này, như trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết thì ông bị chê trách về đạo vợ chồng do ông đã lập Dương Vân Nga, hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng làm một trong năm hoàng hậu của mình cũng như về việc không sớm lập người kế vị để sau này dẫn đến việc tranh giành quyền bính giữa các con. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ. Hoàng Đế Trung Tông Tên húy là Lê Long Việt. Sau khi Đại Hành chết, các con tranh nhau giành ngôi, trong nước 8 tháng không có ai làm chủ. Tới đầu năm 1006, hoàng tử thứ hai là Lê Ngân Tích bị Long Việt đánh bại, chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết. Long Việt lên ngôi vua, tức là vua Trung Tông. Trước sự thắng thế của Long Việt, các hoàng tử khác tạm thời án binh bất động. Tuy nhiên Trung Tông lên ngôi được ba ngày thì bị em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh giết chết lên thay. Hoàng Đế Ngọa Triều Tên húy là Long Đĩnh, giết anh để cướp ngôi, vì chơi bời sa đọa bị bệnh trĩ không ngồi được, phải nằm mà coi chầu nên được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài những người bản địa ở những vùng xa xôi, Ngọa triều còn phải đối phó với cuộc nổi dậy của các hoàng tử khác con vua Đại Hành cát cứ tại vùng đất được phong trước đây. Ngọa Triều tính hiếu sát thường thiêu sống, dìm nước hay dùng dao cùn mà tùng xẻo tù nhân; sư sãi vốn có thế lực rất lớn đối với chính sự nhưng Ngọa triều từng sai người róc mía trên đầu nhà sư Quách Ngang để làm trò cười; lại nuôi nhiều bọn hề làm trò khôi hài trong triều để làm loạn lời tâu việc của các quan. Do những việc làm đó, Ngọa triều bị quan lại và dân chúng căm ghét. Năm 1009, Ngọa Triều chết lúc mới 24 tuổi, điện tiền Lý Công Uẩn lên thay, lập ra nhà Lý. Nhà Tiền Lê truyền được tất cả 29 năm, gồm 3 đời vua. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.