TAILIEUCHUNG - Cạnh tranh bằng giá

Dân trong ngành quản trị kinh doanh nói riêng và kinh tế nói chung có những từ ngữ đặc biệt, có thể gây khó hiểu do người “ngoại đạo”. Ví dụ, từ “rent-seeking” nghe qua tưởng đâu là tìm kiếm tiền thuê nhà! “Rent-seeking” có thể hiểu nôm na là “chạy chọt”, tức là lợi dụng quan hệ, tìm cách vận động hành lang để doanh nghiệp mình hưởng lợi, doanh nghiệp đối thủ bị thua thiệt. Khi phê phán chính sách khuyến khích các vụ kiện bán phá giá của Mỹ, một nghiên cứu kết luận: “By increasing the total benefits accruing to industries filing | :: Thời báo kinh tế Sài Gòn - Tuần báo của giới kinh doanh :: 20/09/2007 3:00 CH Cạnh tranh bằng giá Nguyễn Vạn Phú Dân trong ngành quản trị kinh doanh nói riêng và kinh tế nói chung có những từ ngữ đặc biệt, có thể gây khó hiểu do người “ngoại đạo”. Ví dụ, từ “rent-seeking” nghe qua tưởng đâu là tìm kiếm tiền thuê nhà! “Rent-seeking” có thể hiểu nôm na là “chạy chọt”, tức là lợi dụng quan hệ, tìm cách vận động hành lang để doanh nghiệp mình hưởng lợi, doanh nghiệp đối thủ bị thua thiệt. Khi phê phán chính sách khuyến khích các vụ kiện bán phá giá của Mỹ, một nghiên cứu kết luận: “By increasing the total benefits accruing to industries filing successful petitions, the law subsidizes rent-seeking”. Subsidize ở đây là khuyến khích. Một từ khác cũng dễ gây hiểu nhầm - free rider, là người ngồi không hưởng lợi. Trong ví dụ về kiện bán phá giá nói trên, giả thử có chín công ty chung sức hợp tác, gánh chịu chi phí để thúc đẩy vụ kiện, một công ty không chịu làm gì cả. Nếu vụ kiện có kết quả, cả 10 được hưởng lợi và công ty thứ 10 chính là một free rider. Chỉ có thể loại trừ vấn nạn “ăn theo” này bằng luật pháp - “By awarding these subsidies only to those firms that actively support the petition, it mitigates the free rider problem traditionally associated with collective actions”. Mitigate là giảm bớt, giảm nhẹ còn collective actions là các vụ kiện tập thể. Tuần này chúng ta hãy tập trung vào một khái niệm - giá - để đọc một số bài báo kinh tế liên quan. Trong bài báo mang tựa đề “Match me if you can” trên tờ Financial Times, tác giả Tim Harford cho rằng: “Price transparency is a double-edged sword”. Chắc các bạn còn nhớ bộ phim Catch me if you can của Steven Spielberg do Tom Hanks và Leonardo DiCaprio đóng. Tựa đề là một cách nhại tên bộ phim, mang nghĩa “Có giỏi thử giảm giá theo tôi”. Vì sao tác giả cho rằng công khai giá cả là con dao hai lưỡi? Lưỡi thứ nhất: “If customers can easily compare lots of prices, then they will seek out the best deal”. Nhờ Internet, chuyện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.