TAILIEUCHUNG - Đạo kinh doanh với doanh nghiệp Việt

"Kinh doanh" và "Đạo kinh doanh" là những khái niệm chúng ta bàn đến trong bài viết này. Trong từ điển Tiếng Việt hiện đại thì "kinh doanh" được định nghĩa là "tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi". Từ điển hiện đại cũng nhắc đến nội hàm được coi là cổ của từ này là sự "gây dựng, mở mang thêm (thường nói về đất nước)". Nghĩa cổ này cũng có thể tìm thấy trong các cuốn từ điển . được biên soạn vào những năm 20, 30 của thế kỷ trước | Ta thấy đây là lần đầu tiên quan niệm các nhà công thương (hay nhà công nghiệp và nhà thương nghiệp) được Hồ Chí Minh sử dụng. Và lá thư ngày 13/10/1945 có thể nói là một văn kiện ngắn, nhưng hoàn chỉnh nhất về "đạo kinh doanh" mà chúng ta đang bàn đến. Đó là nguyên lý "nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng" và hướng vào"công cuộc ích nước lợi dân". Giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng có thể là một nội dung của "đạo kinh doanh" mà trong bối cảnh lịch sử cụ thể khi đưa ra nguyên lý này, vị Chủ tịch của nước Việt Nam mới một mặt đặt nền móng cho một xã hội dân sự gắn với một thể chế chính trị hiện đại, trong đó đặt ý thức công dân và sự củng cố sức mạnh đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu chính trị hàng đầu. Cho dù Hồ Chí Minh đã lựa chọn lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng quan điểm nhất quán từ khi hình thành tư tưởng cách mạng của mình đã là không coi đấu tranh giai cấp như một phương thức phổ biến mà nhìn nhận sự phân hoá của xã hội Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc thù cụ thể. Do vậy mà một trong những phát hiện sớm của Hồ Chí Minh chính là . "Chủ nghĩa dân tộc là một nguồn động lực lớn" (1924).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.