TAILIEUCHUNG - Bạn sẽ làm gì khi bị mất việc
Nếu chẳng may bị sa thải, phản ứng đầu tiên là bạn có thể bị sốc và sau đó là tức giận. Nhưng “Thành công chưa phải là cuối cùng và thất bại không phải là số mệnh”, vì thế, Bạn đừng nên buồn chán mà hãy im lặng và làm theo 5 bước sau đây để giảm bớt căng thẳng trong thời điểm khó khăn này. | Bạn sẽ làm gì khi bị mất việc Nếu chẳng may bị sa thải, phản ứng đầu tiên là bạn có thể bị sốc và sau đó là tức giận. Nhưng “Thành công chưa phải là cuối cùng và thất bại không phải là số mệnh”, vì thế, Bạn đừng nên buồn chán mà hãy im lặng và làm theo 5 bước sau đây để giảm bớt căng thẳng trong thời điểm khó khăn này. 1. Đàm phán khoản lương trước khi nghỉ việc Khi bạn nghỉ việc, nhiều công ty sẽ trả cho bạn khoản tiền thất nghiệp ít nhất là hai tuần hoặc một năm. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn bị sa thải hay tự ý thôi việc. Bạn hãy liên hệ với những người đã nghỉ việc ở công ty trước và hỏi xem họ nhận được bao nhiêu tiền khi rời khỏi công ty. Bằng cách này, bạn sẽ biết được nơi bạn đang làm việc có trả lương thoả đáng không? Hơn nữa, bạn cũng phải được trả lương cho những ngày nghỉ mà bạn không sử dụng. Nếu cảm thấy mình không được trả lương một cách công bằng, bạn hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia nhân sự để xem mình có thuộc trường hợp này không. 2. Để công ty cũ có ấn tượng tốt về mình Bạn cảm thấy như mình bị đối xử không công bằng và không xứng đáng bị sa thải, nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng công bằng đối với tất cả mọi người. Vì vậy, bạn hãy ngẩng cao đầu và luôn nở nụ cười trên môi. Hãy cảm ơn ban giám đốc đã cho bạn cơ hội làm việc trong công ty, nhờ đó, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ phía ban giám đốc cũ. Hơn nữa, tâm lý dễ hiểu của con người là không muốn đối mặt với những vụ tranh chấp và kiện tụng. Vì vậy, để tránh phiền phức, công ty cũ của bạn thường có những nhận xét tốt về bạn trong thời gian làm việc nếu như bạn không vi phạm quy định gì. Dù bị sa thải hay bạn tự thôi việc, hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt cho ban giám đốc cũ khi họ viết nhận xét về bạn trước khi để bạn thôi việc. Nếu bạn để họ nghĩ rằng họ đã mất đi một nhân viên tốt là bạn đang thành công rồi đó! 3. Nghỉ ngơi thoải mái Trước khi bạn muốn bắt đầu tìm một công việc mới, hãy nghỉ ngơi trong vòng một vài tuần. Bạn có thể đi tham quan, du lịch hoặc sử dụng thời gian rảnh rỗi để gặp gỡ mọi người và tìm hiểu công việc mà bạn đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nói chuyện với bạn bè để họ đưa ra những lời khuyên hợp lý và biết đâu họ lại có chỗ làm việc cho bạn. 4. Tìm kiếm cơ hội mới Thế là phải làm lại và bắt đầu đi tìm việc làm. Nào, hãy hăng hái lên bạn! Ngoài việc gửi theo cách truyền thống, bạn hãy đăng tin lên các trang tuyển dụng như , , , , vv để các nhà tuyển dụng biết đến bạn. Trong trường hợp được mời đến phỏng vấn, bạn không nên nói với nhà tuyển dụng về việc bạn đã bị sa thải hoặc bỏ công ty trước. Còn nếu nhà tuyển dụng hỏi thì bạn hãy giải thích bằng những lý do như: "Công ty của tôi đang cơ cấu lại" hay "Phòng ban của tôi vừa đóng cửa." 5. Tranh thủ thời gian tự hoàn thiện mình Trong khi bạn đang tìm một việc mới, hãy sử dụng thời gian rảnh rỗi này để nâng cao kỹ năng và tự hoàn thiện bản thân chứ không nên lãng phí thời gian vào những việc công việc vô bổ khác. Bạn có thể học thêm một ngoại ngữ nữa hay tham gia một khoá học giao tiếp để nâng cao kỹ năng diễn thuyết. Để mở rộng thêm cơ hội tìm việc, hãy tích cực tham gia các sự kiện có liên quan đến công việc mà bạn mong muốn trong tương lai, hoặc tình nguyện tham gia vào hội từ thiện để gặp gỡ mọi người, đặc biệt là nữ giới. Bạn cũng đừng quên ăn uống điều độ và giữ gìn sức khỏe. Không nên buồn hay suy nghĩ quá nhiều. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm stress, tinh thần thoải mái và tập trung hơn vào việc tìm kiếm việc làm. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy khí thế và tự tin để bắt đầu tìm kiếm công việc mới. (Theo Askmen) Nguồn : bwportal
đang nạp các trang xem trước