TAILIEUCHUNG - Tự nhận dạng nỗi căng thẳng

Các con số thống kê hàng năm luôn báo động về hậu quả của tình trạng căng thẳng do làm việc quá sức và dưới áp lực cao. Và những người ở vị trí cao thường là những người dễ bị căng thẳng nhất. | Tự nhận dạng nỗi căng thẳng Các con số thống kê hàng năm luôn báo động về hậu quả của tình trạng căng thẳng do làm việc quá sức và dưới áp lực cao. Và những người ở vị trí cao thường là những người dễ bị căng thẳng nhất. Tuy nhiên, có nhiều người quá mải mê đến công việc và không có thời gian quan tâm đến bản thân thậm chí không nhận ra mình đang bị căng thẳng. Do vậy, kể cả là sếp hay là nhân viên, hãy thường xuyên hỏi mình những câu hỏi: - Bạn có vội vàng đến hoảng loạn mỗi buổi sáng đi làm? - Bạn có ăn trưa ở ngay bàn làm việc và vừa ăn vừa làm? - Bạn có quá kiệt sức sau một ngày làm việc và không thích thú gì các hoạt động buổi tối nữa? - Trước khi chợp mắt bạn vẫn cố ngẫm nghĩ xem mai mình sẽ làm gì? - Bạn có mơ ngủ, hoặc gặp ác mộng về công việc? - Bạn có hoãn các ngày nghỉ vì quá bận? Nếu bạn trả lời có cho đến ít nhất hai câu hỏi trong những câu trên, có thể căng thẳng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn khá nhiều mà bạn không nhận ra. Hậu quả về thể chất và tình cảm của sự căng thẳng sẽ ngày càng nghiêm trọng, khả năng bị đau tim, giảm sức đề kháng, lo lắng cũng nhiều hơn. Thật may là cách để giảm bớt căng thẳng khá đơn giản, đó là: + Biết ưu tiên. Đừng cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc + Khi bạn bị ai đó xen ngang lịch trình, nếu không có việc quá quan trọng thì sắp xếp thời gian và hẹn vào dịp thích hợp. + Đừng ăn trưa ở ngay bàn làm việc và đừng vừa ăn vừa làm. + Tập những bài tập thở sâu và những kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng trong ngày. + Giảm tiếng ồn trong môi trường bằng cách đóng cửa phòng làm việc lại. + Đừng giữ khư khư mọi thứ. Hãy để cho nhân viên biết nếu điều gì đang làm bạn căng thẳng. Xử lý mọi việc một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp. + Ăn đúng lúc, ngủ đúng giờ và tập thể dục thường xuyên + Tắt đài trong khi đang làm việc hoặc trong xe trên đường về nhà. Nhiều người thấy yên tĩnh giúp họ không bị rối tung lên. + Khi về nhà đừng mang theo những vấn đề liên quan đến công việc. Đưa chúng ra khỏi đầu và sẽ giải quyết vào ngày hôm sau. + Tâm sự với bạn bè về những vấn đề có liên quan đến công việc. Nếu ngay bây giờ bạn chưa bị căng thẳng thì những lời khuyên trên cũng có thể giúp bạn tiếp tục tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, thoải mái và tránh được sự căng thẳng có thể gặp phải trong tương lai. Nguyệt Ánh Theo Emergingleader

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.