TAILIEUCHUNG - Cấu trúc và chức năng của lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống của người Việt nam chủ yếu là diễn ra trong không gian vật chất và xã hội làng. Trước hết, về phương diện xã hội học, làng là một nhóm địa vực. Điều đó nghĩa là: Điều kiện tiên quyết của những người muốn chung sống với nhau là họ phải có cùng chung một địa vực cư trú và làm ăn sinh sống. | Chương hai Cáu trúc và chức nâng của lễ hội truyền thống 1. Câu trúc của Lễ hội truyền thông. . Cáu trúc khânggian . Khônggian vứt chát- khônggian xã hội Lễ hội truyền thống của người Việt chủ yếu là diễn ra trong không gian vật chất và xã hội làng. Trước hết về phương diện xã hội học làng là một nhóm địa vực. Điều đó có nghĩa là Điều kiện tiên quyết của những người muốn chung sống với nhau là họ phải có cùng chung một địa vực cư trú và làm ăn sinh sống. Có lẽ thủa ban đầu khai hoang lập làng người ta chưa thể có một ý thức xã hội về làng như ngày nay mà mới chỉ có ý thức thân tộc. Dần dà các gia tộc với tư cách là những láng giềng của nhau đã có thêm nhu cầu liên kết để tổn tại và phát triển nên ranh giới làng trước hết là ranh giới vật chất đã được hình thành. Sau đó mới là những phát triển khác về mặt kinh tế chính trị xã hội và văn hoá cộng đổng. Chỉ đến lúc này không gian vật chất mới trở thành không gian xã hội không gian tâm lý và không gian văn hoá. Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền của người Việt làng là đơn vị xã hội gốc là một chỉnh thể kinh tế xã hội văn hoá cấp cơ sở của nước. Nói cách khác làng là một kết cấu xã hội có tính cộng đổng cao ngoài cộng đổng lãnh thổ làng còn là một cộng đổng chính trị kinh tế tự cấp tự túc và văn hoá. Làng tạo ra quan hệ xã hội phức hợp nội tại để thắt chặt con người cá thể cũng như từng nhóm xã hội với nhau để tạo thành một sức mạnh vật chất cũng như tinh thần- sức mạnh cộng đồng. Có thể nói trong xã hội nông nghiệp cổ truyền của người Việt tính di động xã hội thấp thì làng chính là một xã hội thu nhỏ. Nhiều người nông dân trong suốt cuộc đời của mình không có điều kiện để đi xa hơn luỹ tre của làng mình thì làng chính là hiện thân của cái xã hội lớn mà anh ta đang sở thuộc. Theo thời gian ý thức 50 về không gian vật chất và xã hội làng ấy ngày càng được bổi đắp ý thức về mình và người khác ý thức về chúng ta và họ. .luôn được đặt trong tương quan với bối cảnh vật chất của cái làng cụ thể. Chính những ý thức xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.