TAILIEUCHUNG - Khu di tích Văn miếu Mao Điền - Hải Dương

Tại Việt Nam có một số văn miếu được xây dựng từ khi chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ngày nay còn tồn tại những văn miếu sau: • Văn MiếuQuốc Tử Giám tại Hà Nội. • Văn miếu Mao Điền, Hải Dương. • Văn miếu Bắc Ninh, Bắc Ninh. | Hiện tại, khu di tích Văn Miếu Mao Điền vẫn đang tiếp tục được trùng tu, hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc. Nghi môn - cửa chính bước vào khu di tích mang ý nghĩa khởi đầu cho công việc có tính chất thiêng liêng. Đây cũng là ranh giới phân định giữa bên ngoài ồn ào, náo nhiệt với bên trong là không khí thanh tịnh, lễ nghi. Từ Nghi môn đi vào, hai bên tả - hữu đang dự kiến dựng lên các tấm bia khắc tên ghi công của gần 500 tiến sỹ đã thành danh qua 185 kỳ thi từ năm 1075 đến 1919. Tiếp theo đó, bước vào cây cầu nối vào khu chính diện mà hai bên là hồ nước trong xanh – “Thiên quang tịnh” (nơi lưu giữ ánh sáng của trời) mô phỏng theo Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng được Hải Dương sáng tạo, cải biên thành hai hồ hình vuông cân xứng hai bên Ngay trước mắt ta là hình ảnh của cây gạo cổ thụ được cho là có số tuổi tương ứng với số năm khu Văn Miếu Mao Điền chuyển về đây (khoảng 205 tuổi) biểu tượng cho sự no đủ, sum vầy. Quần thể di tích Mao Điền được bố trí theo kiến trúc cân xứng. Kiến trúc này không chỉ thể hiện hài hoà bên ngoài mà còn thể hiện sự cân đối bên trong toà Hậu cung – không gian đặc biệt thiêng liêng - nơi thờ 8 vị đại khoa có công với Hải Dương, sắp xếp theo lối cân xứng: chính giữa là đức Khổng Tử - “Vạn thế sư biểu” (Thầy của muôn đời), phía bên trái nhìn từ ngoài vào là: Đại danh y Tuệ Tĩnh - lưỡng quốc danh y (thế kỷ XIV); Tiến sỹ, Thần toán học Việt Nam Vũ Hữu (1444-1530); Trình quốc công - Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585); Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá Thế giới Nguyễn Trãi (1380-1442); phía bên phải nhìn từ ngoài vào là Nhà giáo Chu Văn An (1292-1370); Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346); Nhập Nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV); Nghi ái quan, Tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ (thế kỷ XII)- nữ tiến sỹ độc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam còn được gọi dưới cái tên nữ sĩ Ngọc Toàn và dân gian truyền gọi là Bà chúa Sao Sa. Việc thờ thêm 8 vị đại khoa tại Văn Miếu Mao Điền là sự thể hiện tinh thần tự tôn của dân tộc ta đồng thời cũng là cách ghi nhận và tôn vinh cho Đạo học của đất nước.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.