TAILIEUCHUNG - Quy trình chế biến sứa

Sứa là mặt hàng quan trọng ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Sứa thường được ướp muối theo phương pháp cổ truyền Trung Hoa. Sứa thường xuất hiện thành từng đàn theo mùa vụ ở nhiều vùng nước nhiệt đới và ôn đới. Có ít nhất 5 loài sứa có giá tri thương mại trong khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó ở nước ta thường thấy 4 loài: Sứa chấm: Có nhiều chấm màu đen trên dù, trông như những hạt vừng trên bánh đa. Sứa sen: Có màu xanh lơ nhạt. Sứa rô:. | Quy trình chế biến sứa Sứa là mặt hàng quan trọng ở Trung Quốc Triều Tiên và Nhật Bản. Sứa thường được ướp muối theo phương pháp cổ truyền Trung Hoa. Sứa thường xuất hiện thành từng đàn theo mùa vụ ở nhiều vùng nước nhiệt đới và ôn đới. Có ít nhất 5 loài sứa có giá tri thương mại trong khu vực Đông và Đông Nam Á trong đó ở nước ta thường thấy 4 loài Sứa chấm Có nhiều chấm màu đen trên dù trông như những hạt vừng trên bánh đa. Sứa sen Có màu xanh lơ nhạt. Sứa rô Màu giống vỏ chai bia. Sứa gai Trên mình có nhiều gai như những tép bưởi. Sứa rô và sứa sen nhỏ hơn sứa chấm nhưng có giá trị kinh tế cao hơn thường có nhiều từ tháng 3-6. Ở miền Bắc rộ nhất vào tháng 4 dương lịch càng vào Nam thì mùa vụ càng chậm dần. Thân sứa hình bán cầu có hình chiếc dù hoặc chiếc ô trong suốt xung quanh là riềm. Miệng sứa ở dưới bao quanh có 4 xúc tu lớn và nhiều xúc tu nhỏ. Dù sứa chiếm khoảng 60 trọng lượng thân sứa. Tuy vậy đối với sứa chấm do phải gọt bỏ chấm nên tỷ lệ còn lại chỉ chiếm từ 45-50 . Các xúc tu miệng hay còn gọi là chân sứa nếu đem chế biến riêng thì thu được sản phẩm có giá trị thấp hơn và chỉ chế biến khi có yêu cầu. Thân sứa chứa 96-97 nước nên chỉ vài giờ sau khi thu hoạch là hư hỏng. Cũng do có nhiều nước nên khi thu hoạch bằng nhiều cách khác nhau nguyên liệu có thuỷ phần không giống nhau. Vì vậy khi thực hiện các công đoạn chế biến như nhau thì kết quả rút nước cũng khác nhau. Muối có tác dụng thoát nước. Dùng quá ít sứa bị biến chất mất nhiều chất đạm nên tỷ lệ thành phẩm thấp. Sử dụng quá nhiều làm sứa bị chai khó thoát nước. Phèn làm cho sứa cứng dòn. Dùng quá nhiều lại làm sứa mềm nhũn phải dùng vôi bột hoặc NaHCO3 để điều chỉnh lúc pH ở mức 2 8-3 2. Thích hợp nhất là pH 4. Vì vậy cần căn cứ vào độ mặn và pH của dung dịch do sứa thoát ra cuối bước mà điều chỉnh tỷ lệ muối phèn cho thích hợp. Cũng từ đó công thức chế biến hoàn toàn linh hoạt không giống nhau. Nguyên liệu chế biến sứa muối phèn gồm

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.