TAILIEUCHUNG - Ứng xử với môi trường tự nhiên
Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên cho nên việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: tận dụng và ứng phó môi trường tự nhiên. Việc tận dụng hình thành nên lĩnh vực văn hóa ẩm thực (ăn), việc ứng phó hình thành nên lĩnh vực văn hóa vật chất (mặc, ở và đi lại). | Thứ ba là tính linh hoạt và biện chứng. Tính linh hoạt thể hiện trong cách ăn, trong dụng cụ đựng thức ăn: đôi đũa là sự kéo dài của đôi tay, lấy vật liệu từ tre, cây, có thể gắp, xé, xẻ, dầm, khoắng, đũa có thể thay thế cả một bộ đồ ăn phương với người Việt đôi đũa trong bữa ăn chiếm vị trí quan trọng có câu “vợ dại không bằng đũa vênh”cho ta thấy được tầm quan trọng của nó,khi đang ăn mà có một chiếc đũa gãy thì họ cho đó là điềm biện chứng được thể hiện trong sự quân bình âm – dương trong cơ thể, sử dụng thức ăn như những vị thuốc. Ví dụ: đau bụng nhiệt (dương) thì ăn những thứ hàn (âm): chè đậu đen, trứng gà, lá mơ. Đau bụng hàn thì ăn gừng, riềng. Tính biện chứng còn được thể hiện trong sự cân bằng âm – dương giữu con người và tự nhiên. Việt nam là xứ nóng (dương) nên ăn phần lớn thức ăn thuộc loại bình, hàn (âm). Cơ cấu bữa ăn thuộc về thực vật (âm), góp phần tạo nên sự cân bằng âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt còn ăn theo mùa để tận dụng tối đa môi trường tự nhiên: “Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển”, “chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”. Ăn theo mùa cũng có nhiều cái lợi khác: sản vật nhiều nhất, rẻ nhất, ngon nhất ví dụ như mùa hè nên ăn chôm chôm,xoài mâm là ngon ngất, rẽ nhất. Người Việt chỉ chọn những bộ phận có giá trị để làm thức ăn, chọn đúng trạng thái có giá trị, thời điểm có giá trị: chuối sau, cau trước; đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm; tôm nấu sống, bống để ươn; cơm chín tới cải vòng non, gái một con, gà ghẹ ổ. Thời điểm có giá trị còn là lúc âm – dương chuyển hóa: trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non
đang nạp các trang xem trước