TAILIEUCHUNG - Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ mới đã có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006. Giới doanh nghiệp trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của Việt Nam, đặc biệt là các quy định có liên quan đến các hoạt động thương mại. Bài viết này xin đưa ra một số suy nghĩ về hình thức và các tiêu chí bảo hộ đối với tên thương mại và nhãn hiệu trong Luật sở hữu trí tuệ mới. Sự khác biệt, trùng lặp và phụ thuộc lẫn nhau . | Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu những tình huống có thể phát sinh Luật Sở hữu trí tuệ mới đã có hiệu lực thi hành từ 01 07 2006. Giới doanh nghiệp trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của Việt Nam đặc biệt là các quy định có liên quan đến các hoạt động thương mại. Bài viết này xin đưa ra một số suy nghĩ về hình thức và các tiêu chí bảo hộ đối với tên thương mại và nhãn hiệu trong Luật sở hữu trí tuệ mới. Sự khác biệt trùng lặp và phụ thuộc lẫn nhau Trước hết hãy xem qua định nghĩa về nhãn hiệu và tên thương mại trong Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó tên thương mại là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh . Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau . Ở đây có thể thấy ngay sự khác biệt cũng như có sự trùng nhau giữa tên thương mại và tên nhãn hiệu. Cụ thể tên thương mại là tên gọi còn tên nhãn hiệu là dấu hiệu. Theo một cách suy nghĩ khác thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh còn nhãn hiệu là tên một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt. Tuy nhiên theo cách suy nghĩ khác mà cụ thể là trong một số trường hợp thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một. Vậy thì lúc này tên thương mại có còn được hiểu là tên doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không Điều này chưa được làm rõ trong các nghị định hướng dẫn thi hành và đây sẽ là tranh chấp trong tương lai. Thực tế tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn ví dụ Đồng Tâm Trung Nguyên mà ít ai biết đến tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó và đây chính là điểm sẽ gây tranh cãi vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu giống như vậy không . Ví dụ trên cho thấy có sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Do vậy các quy định của lập pháp cần .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.