TAILIEUCHUNG - Dấu Hiệu Báo Động trong chẩn đoán học (Phần 1)

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu 1 phương pháp chẩn bệnh, tương đối mới, dựa theo 1 số những tài liệu xuất bản gần đây. Phương pháp này, có quan hệ rất lớn đối với Tứ chẩn của YHCT nhưng đào sâu vào 1 số khía cạnh riêng biệt và độc đáo hơn. Để giúp cho việc chẩn bệnh được hoàn hảo và chính xác hơn, cần biết 1 số yếu tố sau : Biết nguyên tắc báo bệnh. Biết ý nghĩa các loại dấu hiệu báo bệnh. Biết vị trí liên hệ đến vùng xuất hiện các. | Dấu Hiệu Báo Động trong chẩn đoán học Phần 1 Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu 1 phương pháp chẩn bệnh tương đối mới dựa theo 1 số những tài liệu xuất bản gần đây. Phương pháp này có quan hệ rất lớn đối với Tứ chẩn của YHCT nhưng đào sâu vào 1 số khía cạnh riêng biệt và độc đáo hơn. Để giúp cho việc chẩn bệnh được hoàn hảo và chính xác hơn cần biết 1 số yếu tố sau 1. - Biết nguyên tắc báo bệnh. 2. - Biết ý nghĩa các loại dấu hiệu báo bệnh. 3. - Biết vị trí liên hệ đến vùng xuất hiện các dấu hiệu báo bệnh. NGUYÊN TẮC BÁO BỆNH Các nhà nghiên cứu sinh học nhận thấy rằng chung quanh cơ thể mỗi sinh vật đều có năng lượng điện. Năng lượng này có thể đo được bằng cách đặt 1 điện kế ở gần hoặc trên da. Cường độ năng lượng điện này thay đổi hàng giờ hàng ngày xem thêm phần Giờ Vượng Suy Của Các Kinh Lạc trong chương Học Thuyết Kinh Lạc . Thời gian mà 1 người cảm thấy khỏe mạnh hoặc nhọc mệt đều có thể đo được bằng cách đo năng lượng điện. Đây là 1 phương cách chủ yếu trong việc áp dụng đo các Nguyên huyệt của các đường kinh . Ngay từ năm 1940 Kirlian trong khi chụp hình các sinh vật đã tình cờ khám phá thấy năng lượng điện này và gọi nó là chất Plasma sinh học còn gọi là hào quang . Kirlian đã chụp được ở chung quanh các sinh vật có 1 giải ánh sáng đỏ xanh trắng và vàng. Những lá cây vừa bị bứt ra khỏi cành cũng có biểu hiện đó nhưng để lâu thì không của những cây khỏe mạnh thì tỏa sáng trong khi đó lá của những cây bị bệnh biểu hiện bằng những màu sắc khác hẳn. Một hôm 1 người khách nhờ Kirlian chụp hình 2 chiếc lá giống hệt nhau Kirlian cố gắng chụp suốt cả đêm nhưng vẫn không làm sao không 2 lá giống nhau được. Kirlian nghĩ rằng ông đã thất bại. Ngày hôm sau khi đưa những tấm ảnh ông đã chụp và giải thích sự cố gắng vô vọng của ông cho người khách thì người khách lại hết sức hài lòng và giải thích rằng sự khác nhau giữa 2 lá cây trên là do 1 chiếc lá được bứt ra ở 1 cây có bệnh và chiếc còn lại ở cây không bệnh. Tại Liên Xô khi nghiên cứu các tấm ảnh .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.