TAILIEUCHUNG - Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước

Quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia, các hoạt động chính trị đều xoay quanh vấn đề cơ bản này. Trong lập hiến Việt Nam, nếu như ở Hiến pháp 1946, vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiện bằng các quy định ngắn gọn và khá “trần trụi” với ảnh hưởng rõ rệt của nguyên tắc phân quyền thì đến các Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 trước khi sửa đổi, bổ sung, vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. | Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia các hoạt động chính trị đều xoay quanh vấn đề cơ bản này. Trong lập hiến Việt Nam nếu như ở Hiến pháp 1946 vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiện bằng các quy định ngắn gọn và khá trần trụi với ảnh hưởng rõ rệt của nguyên tắc phân quyền thì đến các Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 trước khi sửa đổi bổ sung vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước chỉ thấy được qua sự phân tích khoa học về các quy định về lập pháp hành pháp tư pháp và tương quan giữa chúng để từ đó nhận định rằng tổ chức quyền lực nhà nước được làm theo nguyên tắc có thể gọi là tập quyền xã hội chủ nghĩa XHCN . Vào lần sửa đổi bổ sung cuối năm 2001 Điều 2 của bản Hiến pháp 1992 từ quy định Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đã được thay thế bằng quy định Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Như vậy ở đoạn 2 của quy định trên đây lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước đã được ghi nhận trực diện và rõ trong bản Hiến pháp 1992 sửa đổi . Quy định hiến pháp về nguyên tắc này chỉ là sự thể chế hoá quan điểm về quyền lực nhà nước ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp với sự phân công rành mạch ba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.