TAILIEUCHUNG - Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng danh mục phân loại xanh

Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng danh mục phân loại xanh" sẽ đưa ra các nguyên tắc và quy trình xây dựng Danh mục phân loại xanh từ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế cũng như của một số quốc gia phát triển như EU, Trung Quốc và khuyến nghị cách thức xây dựng Danh mục phân loại xanh cho Việt Nam. | KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG DANH MỤC PHÂN LOẠI XANH Tạ Đức Bình Lại Văn Mạnh Vũ Đức Linh Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt Danh mục phân loại xanh là một hướng dẫn kỹ thuật về các dự án hoặc tài sản phù hợp với các mục tiêu bảo vệ môi trường và khí hậu. Đây là công cụ giúp cho các tổ chức phát hành nhà đầu tư chính phủ và các chính quyền địa phương hiểu được những yếu tố cần thiết và quan trọng trong các khoản đầu tư của họ để hướng đến một nền kinh tế xanh và bền vững. Tuy nhiên quá trình xây dựng Danh mục phân loại xanh rất phức tạp khó khăn do quy mô tính khoa học và các mục tiêu và lợi ích về môi trường mà các dự án thuộc Danh mục mang lại. Nghị định số 08 2022 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh phát hành trái phiếu xanh sau đây gọi là danh mục phân loại xanh trước ngày 31 tháng 12 năm 2022. Nghiên cứu dưới đây sẽ đưa ra các nguyên tắc và quy trình xây dựng Danh mục phân loại xanh từ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế cũng như của một số quốc gia phát triển như EU Trung Quốc và khuyến nghị cách thức xây dựng Danh mục phân loại xanh cho Việt Nam. Từ khóa Danh mục phân loại xanh tiêu chí môi trường tín dụng xanh. 1. Mở đầu Xu hướng phát triển thị trường tín dụng và trái phiếu xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng năng lượng tái tạo và công nghệ sạch cùng các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu kép là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Theo Tổ chức năng lượng quốc tế IEA để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050 thế giới sẽ cần đến 46 nghìn tỷ USD tương đương với 1 nghìn tỷ USD năm. Trong bối cảnh đó xanh hóa hệ thống tín dụng và trái phiếu trở thành kênh thu hút vốn mới và là giải pháp hiệu quả có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD năm cho phát triển

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.