TAILIEUCHUNG - Giáo trình Lôgic học: Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề

Giáo trình "Lôgic học: Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề" được biên soạn nhằm giúp người học nghiên cứu và nắm vững lôgic học giúp nâng cao khả năng sử dụng các tri thức vào cuộc sống hàng ngày, vào hoạt động thực tiễn, rút ngắn con đường nhận thức chân lý và là yếu tố quan trọng để phát triển tư duy logic. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình tại đây! | b. Trong giờ học môn Lý thuyết cấu tạo Ô - Tô . Giáo viên nêu câu hỏi Phanh là bộ phận gì . Một học sinh đứng dậy trả lời Thưa thầy Phanh là bộ phận Thắng ạ. IV. Suy luận 1. Khái niệm chung về suy luận . Định nghĩa Suy luận là hình thức tư duy rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán cho trước. Ví dụ - Từ phán đoán Chất lỏng là chất có tính đàn hồi ta suy ra Một số chất có tính đàn hồi là chất lỏng 1 - Từ hai phán đoán Kim loại là có tính dẫn điện và Đồng là kim loại ta suy ra Đồng là có tính dẫn điện 2 . Đặc điểm của suy luận . Suy luận là hình thức tư duy nhận thức thế giới khách quan dựa trên cơ sở lô gíc là các phán đoán cho trước. Các phán đoán cho trước là những tri thức về thực tiễn phản ánh sự tồn tại hay không tồn tại một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng hoặc mối quan hệ nào đó của các sự vật hay hiện tượng. Chẳng hạn ở ví dụ 1 phán đoán cho trước là phán đoán thuộc tính loại A khẳng định tính đàn hồi là có ở chất lỏng. Còn ở ví dụ 2 các phán đoán cho trước là hai phán đoán thuộc tính loại A khẳng định tính dẫn điện là thuộc tính của kim loại và đồng là một nguyên tố kim loại Từ việc phân tích trên ta nhận thấy Suy luận là hình thức tư duy xuất hiện sau phán đoán dựa trên phán đoán. Nói cách khác phán đoán là cơ sở lô gíc của suy luận. . Kết quả phản ánh của suy luận bao giờ cũng là những tri thức mới về đối tượng nhận thức 57 Những tri thức mới về đối tượng nhận thức được hiểu là những tri thức mà trước đó trước khi suy luận ta hề chưa biết về nó xét trên hai mặt chất và lượng. Chẳng hạn ở ví dụ 1 sau khi suy nghĩ về nội dung của phán đoán ta liên hệ với thực tiễn và nhận thấy rằng Tính đàn hồi là có ở chất lỏng nhưng không phải chỉ chất lỏng mới có tính đàn hồi. Vì vậy ta mới có một kết luận mới phản ánh về tính đàn hồi của chất lỏng so với các chất trong tự nhiên. Hoặc ở ví dụ 2 từ những tri thức đã biết về kim loại và về đồng ta suy ra một tri thức mới về đồng mà trước đó chưa được nói tới đó là Đồng có tính dẫn điện. Từ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.