TAILIEUCHUNG - TIỂU LUẬN "VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM"
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo là một nội dung quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, được hình thành từ những năm 20 và đến những năm 40 của thế kỷ XX trở thành một hệ thống, phát triển hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo thiết thực góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đấu tranh làm thất bại âm mưu thâm độc "chia để trị" của các thế lực thù địch | Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, trong đó, các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành đều có mặt ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số tôn giáo ra đời trong lòng dân tộc như: đạo Cao đài, đạo Hoà hảo. cũng xuất hiện khá sớm càng làm cho "bức tranh" tôn giáo ở nước ta đa dạng nhiều mầu sắc. Đồng bào theo tôn giáo chiếm số lượng khá đông (khoảng 19,4% dân số cả nước)(11). Đại đa số đồng bào có đạo là người lao động, luôn "đồng hành" cùng dân tộc và có nhiều công lao đóng góp trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày nay. Tuy nhiên, tôn giáo là một lĩnh vực tinh tế và nhạy cảm trong đời sống xã hội, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXH và thực tiễn chứng minh rằng kẻ thù chưa khi nào từ bỏ lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, chúng luôn sử dụng vấn đề "dân tộc, tôn giáo" để gây mất ổn định chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hòng làm suy yếu và tiến tới lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong tình hình hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm, chính sách tôn giáo nhất quán là: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo." (12).
đang nạp các trang xem trước