TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1884-1918

Bài viết Tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1884-1918 được nghiên cứu nhằm góp phần tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam trong giai đoạn 1884-1918. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm: Mô tả và đánh giá những thay đổi về tình hình đường thuộc địa qua hai giai đoạn: 1884-1897 và 1897-1918, bước đầu nhận định về ảnh hưởng của việc cải thiện hệ thống đường bộ đối với công cuộc cai trị của thực dân Pháp và đời sống xã hội Việt Nam. | Trương Thị Hải Tìm hiều tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1884-1918 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐƯỜNG THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1884-1918 Trương Thị Hải Viện Sử học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Ngày nhận bài 17 9 2021 ngày nhận đăng 29 10 2021 Tóm tắt Giao thông đường bộ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của thực dân Pháp ở Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện trên cả phương diện quân sự lẫn kinh tế. Giao thông đường bộ trong xã hội thuộc địa lại được phân ra thành các tuyến đường thuộc địa đường thuộc xứ đường xâm nhập đường hàng tỉnh Trong đó đường thuộc địa là những con đường có tầm quan trọng quốc gia và xuyên quốc gia kết nối với các nước trong khu vực Đông Dương. Bài viết này nhằm góp phần tìm hiểu tình hình đường thuộc địa ở Việt Nam trong giai đoạn 1884- 1918. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm mô tả và đánh giá những thay đổi về tình hình đường thuộc địa qua hai giai đoạn 1884-1897 và 1897-1918 bước đầu nhận định về ảnh hưởng của việc cải thiện hệ thống đường bộ đối với công cuộc cai trị của thực dân Pháp và đời sống xã hội Việt Nam. Từ khóa Giao thông đường bộ Việt Nam đường thuộc địa giai đoạn 1884-1918. 1. Đặt vấn đề Trước khi thực dân Pháp xâm lược mạng lưới giao thông của Việt Nam còn tương đối lạc hậu. Cùng với đường thủy đường bộ là loại hình giao thông chính phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. Tuyến đường bộ quan trọng nhất nối liền giữa các vùng miền chính là đường cái quan kéo dài từ Lạng Sơn vào đến tận Sài Gòn. Tuy nhiên đây lại là con đường làm bằng đất nhỏ hẹp và không bằng phẳng. Đường bằng đất có nhiều người qua lại được trang bị những cây cầu bằng xi măng hoặc gỗ. Đường cái quan nối liền các trung tâm từ Sài Gòn đến Hà Nội và hướng lên phía Lạng Sơn Cao Bằng Colonel E. Digue 1908 tr. 123 . Tuyến đường này chủ yếu dành cho người đi bộ đi ngựa hoặc khiêng cáng võng qua lại chưa phù hợp để các phương tiện cơ giới lưu thông. Ở Bắc Kỳ đặc biệt tại các tỉnh khu vực vùng núi vùng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.