TAILIEUCHUNG - Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để nuôi tôm sú

Bài viết "Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để nuôi tôm sú" được thực hiện nhằm tạo ra chế phẩm có khả năng làm gia tăng sức đề kháng bệnh cho tôm sú nuôi công nghiệp, phối hợp được các chủng giống vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và chi Bacillus, có hoạt tính đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh ở tôm sú; đồng thời có hoạt tính enzym phân hủy các chất hữu cơ cao giúp làm sạch nước và đáy hồ ao nuôi tôm. | QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG ĐỂ NUÔI TÔM SÚ Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập Giải pháp hữu ích thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản cụ thể là đề cập đến quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để nuôi tôm sú chế phẩm tạo ra có khả năng làm tăng sức đề kháng bệnh cho tôm sú nuôi công nghiệp bằng cách phối hợp các chủng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Bacillus với các chất mang có hoạt tính prebiotic nhằm tăng khả năng đề kháng bệnh cho tôm sú nuôi công nghiệp. Tình trạng kỹ thuật của giải pháp hữu ích Trong nghề nuôi tôm dịch bệnh gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. Ở Việt Nam dịch bệnh trong ngành tôm nuôi gây thiệt hại lớn đến hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm công nghiệp. Trong các năm 2007- 2009 do dịch bệnh diện tích nuôi tôm sú giảm mạnh ở nhiều tỉnh Quảng Trị có hơn 50 ha tôm sú bị thiệt hại do dịch bệnh Bến Tre 134 ha diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh . Sirirat Rengpipat và các đồng tác giả đã chứng minh việc bổ sung chủng vi khuẩn Bacillus S11 vào thức ăn nuôi tôm hùm đen có hiệu quả rất tốt. Chủng vi khuẩn Bacillus S11 có khả năng kháng lại các loài phẩy khuẩn gây bệnh chủ yếu ở tôm như V. harveyi D311 và V. parahaemolyticus. Xem tài liệu Siriat Rengpiat Wannipa Phianphak Somkiat Piyatirativorakul Piamsak . Effect of a probiotic bacterium on black tiger shirmp Penaeus monodon suvival and growth . Aquaculture 167 pp 301- 313 . Trong công bố đơn đăng kí giải pháp hữu ích số 2-2005- 00142 của TS. Nguyễn La Anh 2004 -2006 đã đề cập đến Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học làm sạch nước và đáy hồ ao nuôi tôm . Hạn chế của quy trình này là chỉ sử dụng các chủng vi khuẩn thuộc một chi Bacillus để sản xuất chế phẩm nên chế phẩm tạo ra có hiệu quả thấp đối với tính kháng bệnh và kích thích tiêu hóa cho tôm hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ thấp. Do đó chế phẩm được tạo ra bởi quy trình này chưa làm giảm được sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở tôm và chưa khắc phục được hiện tượng tôm sú bị chết hàng loạt do dịch

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.