TAILIEUCHUNG - Cơ hội và thách thức với ngân hàng Việt Nam khi tham gia TPP

Bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thông qua mô hình SWOT, từ đó đề xuất một số giải pháp chính gợi ý cho các ngân hàng cần thay đổi và sớm hoàn thiện lại hoạt động của mình trước thềm hội nhập. | CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP NCS. Nguyễn Văn Thọ BIDV HSC NCS. Nguyễn Ngọc Linh LienVietPostBank HSC Tóm tắt Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Tất cả các ngành nghề đều phải thực hiện sự thay đổi để có thể tận dụng cơ hội từ hội nhập để phát triển vươn xa ra thị trường thế giới. Ngành ngân hàng cũng không phải ngoại lệ tuy nhiên ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách và nếu không sớm thay đổi và hoàn thiện mình nhiều ngân hàng chưa chắc đã trụ được trên sân nhà chưa nói đến việc phát triển thành công tại các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thông qua mô hình SWOT từ đó đề xuất một số giải pháp chính gợi ý cho các ngân hàng cần thay đổi và sớm hoàn thiện lại hoạt động của mình trước thềm hội nhập. 1. Khái quát TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP là một hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3 6 2005 có hiệu lực từ 28 5 2006 giữa 4 nước sáng lập Singapore Chile New Zealand Brunei vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4 . Hiện nay có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP bao gồm New Zealand Brunei Chile Singapore Australia Peru Hoa Kỳ Malaysia Việt Nam Canada Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do FTA toàn diện và với tiêu chuẩn cao gồm cả những cam kết cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO . Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40 GDP toàn cầu và 30 thương mại thế giới. 545 - Ngày 05 10 2015 Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Australia Brunei Darussalam Canada Chile Nhật Bản Malaysia Mexico New Zealand Peru Singapore Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các bên thống nhất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.