TAILIEUCHUNG - KÍNH VIỄN VỌNG

Những thế giới mới bên trong Kính hiển vi đã ra đời vào cùng thời với kính viễn vọng. Nhưng trong khi Copernic và Galileo đã trở thành những người hùng nổi tiếng, những vị tiên tri của thời đại mới, thì Hooke và Leeuwenhoek, hai nhà phát minh trong lãnh vực kính hiển vi, lại vẫn chỉ được biết đến trong những lãnh vực khoa học chuyên biệt mà thôi. Copernic và Galileo đã đóng vai trò dẫn đường trong cuộc đấu tranh được mọi người biết đến giữa “khoa học” và “tôn giáo”, còn Hooke và Leeuwenhoek. | ATI 1 r J 1 Ầ A A Những phát hiện vê vạn vật và con người KÍNH VIỄN VỌNG Những thế giới mới bên trong Kính hiển vi đã ra đời vào cùng thời với kính viễn vọng. Nhưng trong khi Copernic và Galileo đã trở thành những người hùng nổi tiếng những vị tiên tri của thời đại mới thì Hooke và Leeuwenhoek hai nhà phát minh trong lãnh vực kính hiển vi lại vẫn chỉ được biết đến trong những lãnh vực khoa học chuyên biệt mà thôi. Copernic và Galileo đã đóng vai trò dẫn đường trong cuộc đấu tranh được mọi người biết đến giữa khoa học và tôn giáo còn Hooke và Leeuwenhoek thì không. Chúng ta không biết ai đã phát minh ra kính hiển vi. Người có khả năng nhất là Zacharias Jansen một thợ mắt kính ít tên tuổi ở Middelburg. Chúng ta biết rằng giống như kính mắt và kính viễn vọng kính hiển vi đã được sử dụng từ lâu trước khi người ta hiểu biết về những nguyên lý của quang học và có lẽ nó cũng được phát minh một cách tình cờ như kính viễn vọng. Có lẽ chẳng ai có ý định chế ra một thứ dụng cụ để đi vào thế giới vi vật. Chẳng bao lâu sau khi những chiếc kính viễn vọng đầu tiên được chế tạo người ta chỉ đơn giản sử dụng chúng để phóng to những vật ở gần. Bản thân Galileo cũng đã từng dùng kính viễn vọng làm kính hiển vi. Ông đã kể cho một vị khách ở Florence hồi tháng 11 năm 1614 Với chiếc ống này tôi đã trông thấy những con ruồi lớn bằng những con cừu và biết được rằng mình chúng phủ đầy lông và có những móng chân rất nhọn nhờ đó chúng có thể đậu và đi trên mặt kính mặc dù chúng đứng ngược chân lên trên nhờ cắm những móng chân của chúng vào các lỗ nhỏ li ti trong kính . Ông thất vọng khám phá ra rằng trong khi một kính viễn vọng để nhìn những ngôi sao chỉ cần một ống kính dài 60 centimét muốn khuy ếch đại những vật nhỏ li ti ở gần thì phải có một ống kính dài gấp hai hay ba lần ống kính viễn vọng. Ngay từ năm 1625 một hội viên Viện Hàn Lâm Lynxes một nhà vật lý kiêm thiên nhiên học tên là John Faber 1574-1629 đã đặt tên cho loại dụng cụ mới này. Ông kính quang học này. tôi thích theo kiểu của

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.