TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá kết quả khảo nghiệm vô tính các dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth) tại trạm Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và trạm Cẩm Quỳ, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm đưa vào thử nghiệm cho từng khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giống mới cho trồng rừng tại mỗi vùng sinh thái; chọn được 2 – 3 dòng Keo lá tràm có năng suất, chất lượng cao nhất cho trồng rừng dòng vô tính ở mỗi vùng sinh thái để bổ sung vào danh mục giống cây trồng lâm nghiệp của Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN KIÊN CƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÔ TÍ NH CÁC DÒNG KEO LÁ TRÀ M Acacia auriculiformis A. TẠI TRẠM BẦU BÀ NG BÌNH DƯƠNG VÀ TRẠM CẨM QUỲ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙ I VIỆT HẢI Hà Nô ̣i 2011 1 MỞ ĐẦU Hơn nửa thế kỷ qua diện tích rừng trên toàn thế giới đã suy giảm nhanh chóng đặc biệt tốc độ mất rừng ở các nước đang phát triển là đáng báo động. Đối với Việt Nam diện tích rừng từ 14 triệu ha năm 1943 xuống còn 10 9 triệu ha năm 2001 23 . Trữ lượng gỗ giảm sút tính đa dạng sinh học trong rừng không còn phong phú như trước đây điều đó đã làm giảm khả năng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái và giảm nhẹ thiên tai cũng như cung cấp lâm sản cho nhu cầu của xã hội. Trước thực trạng về nhu cầu lâm sản và môi trường sinh thái đồng thời giảm sức ép khai thác đối với rừng tự nhiên thì biện pháp lựa chọn tốt nhất là đẩ y mạnh công tác trồng rừng và tăng cường bảo vệ rừng tự nhiên hiện có. Cùng với xu thế chung toàn cầu Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng với mục tiêu làm tăng độ che phủ của rừng lên 43 trong đó gồm có 2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng 3 triệu ha rừng sản xuất 3 . Đối với rừng sản suất bên cạnh các loài cây trồng bản địa truyền thống thì trong những năm gần đây một số loài cây nhập nội đã được ưu tiên đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra các giống mới đạt hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của Việt Nam. Các loài này hiện đã được gây trồng trên diện rộng chỉ tính riêng các loài Keo và Bạch đàn đã chiếm khoảng 65 diện tích rừng trồng và được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước 16 . Biết rằng năng suất rừng trồng là kết quả của giống cộng với môi trường canh tác. Với khâu giống Việt Nam đã có pháp lệnh giống cây trồng lâm nghiê ̣p 2004 . Tuy nhiên cho đến nay năng suất rừng trồng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.