TAILIEUCHUNG - Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

ên cạnh vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, khu vực FDI vẫn còn những hạn chế nhất định cần có sự quản lý và điều tiết. Thông qua phương pháp phân tích thống kê kinh tế các số liệu thứ cấp thu thập về tình hình thu hút vốn từ năm 2000 đến 2020 được lấy từ Niên giám thống kê (GSO), Bộ Kế hoạch và Đầu vư (MPI), bài viết đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quản lý hoạt động FDI, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu khả thi nhằm tăng cường quản lý hoạt động FDI trong thời gian tới. | TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TS Lê Trung Đạo TS Đoàn Ngọc Phúc TÓM TẮT Sau hơn 30 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã thực sự trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội khu vực FDI vẫn còn những hạn chế nhất định cần có sự quản lý và điều tiết. Thông qua phương pháp phân tích thống kê kinh tế các số liệu thứ cấp thu thập về tình hình thu hút vốn từ năm 2000 đến 2020 được lấy từ Niên giám thống kê GSO Bộ Kế hoạch và Đầu vư MPI bài viết đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quản lý hoạt động FDI từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu khả thi nhằm tăng cường quản lý hoạt động FDI trong thời gian tới. Từ khóa FDI quản lý FDI Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Với chủ trương mở cửa hội nhập trong những năm qua lượng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói FDI là nguồn vốn quan trọng bổ sung nhu cầu vốn cho nền kinh tế đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thay đổi cơ cấu lao động Ngoài ra khu vực FDI còn góp phần quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam không những nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước thông qua chuyển giao và phát triển công nghệ. Tuy nhiên việc quản lý hoạt động FDI vẫn còn những tồn tại nhất định do vậy tăng cường quản lý hoạt động FDI là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và thẩm quyền nhất định tới hoạt động FDI nhằm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.