TAILIEUCHUNG - Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: Quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các SMEs. | CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs . Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy quy mô của doanh nghiệp yêu cầu về tài sản thế chấp chi phí lót tay quà tặng và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là các SMEs. Đồng thời quá trình xử lý các hồ sơ vay vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn giữa các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tài sản sự phát triển của thị trường vốn là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Từ các kết quả thực nghiệm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng ở Việt Nam. Từ khóa Khả năng tiếp cận vốn SMEs rào cản tiếp cận vốn 1. Giới thiệu Sau khi thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986 Chính phủ đã chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Các thị trường hàng hóa hầu như đã được tự do hóa tuy nhiên thị trường nhân tố sản xuất đặc biệt là thị vốn vẫn bị kiểm soát. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã nhấn mạnh Kinh tế nhà nước kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân bởi vậy khu vực này được xem là xương sống bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều năm qua và là khu vực nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai khoáng sản tín dụng ưu đãi chính sách. Chính điều này đã làm gia tăng các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất đặc biệt là vốn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.