TAILIEUCHUNG - Doanh nghiệp Việt Nam với việc vận dụng IFRS để lập báo cáo tài chính

Bài viết chỉ đề cập một số vấn đề sau đây: tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập báo cáo tài chính; kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS; thực trạng cơ sở pháp lý cho việc lập báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay; những lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS; kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo! | n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr ng ë ViÖt Nam DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI VIỆC VẬN DỤNG IFRS ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Mai Thị Hoàng Minh - Ngọc Hùng - NCS Ths. Bùi Quang Hùng Đại học Kinh tế Chí Minh Nhằm nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế. Chính phủ đã phê duyệt và ban hành một chiến lược cho sự phát triển kế toán kiểm toán KT-KT đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Việt Nam. Với mục tiêu Tạo lập hệ thống KT - KT hoàn chỉnh Xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý KT- KT phù hợp với thông lệ quốc tế Tăng cường quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực KT - KT với các tổ chức quốc tế về KT- KT trong khu vực và thế giới. Việc hướng các doanh nghiệp DN Việt Nam áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS cho việc lập báo cáo tài chính BCTC cũng không nằm ngoài những mục tiêu trên. Đây chính là tiền đề và động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động KT- KT nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả minh bạch hóa nền kinh tế nước nhà nói chung. Bài viết chỉ đề cập một số vấn đề sau đây 1 Tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập BCTC 2 Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS 3 Thực trạng cơ sở pháp lý cho việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay 4 Những lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS 5 Kết luận. Tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập BCTC Trong bối cảnh kinh tế đang toàn cầu hóa như hiện nay việc tìm ra một ngôn ngữ chung cho các DN trong việc lập và trình bày BCTC là hết sức cấp thiết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày BCTC. Sự khác biệt này đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho người sử dụng trong việc đánh giá chất lượng BCTC ở một quốc gia khác cũng như khi so sánh các Báo cáo trên toàn cầu. Trước đây trong giai đoạn những năm 1970 hầu hết các công ty trên thế giới có xu hướng theo US GAAP của Hoa Kỳ do đây là quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển nhất thế giới. Nhưng hiện nay US GAAP không còn là xu hướng nữa vì các quốc gia phát triển đã dần dần tìm được tiếng nói chung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.