TAILIEUCHUNG - Thách thức đối với Thư viện các trường đại học Việt Nam trong việc phát triển OER

OER đang là xu hướng phát triển trong các cơ sở giáo dục trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phát triển OER tại Việt Nam nói chung và tại thư viện các trường đại học Việt Nam nói riêng là một việc phải đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề chính sách, bản quyền, năng lực thông tin, sự hiểu biết về OER, sự liên kết giữa các thư viện và hạ tầng công nghệ thông tin. Bài viết giới thiệu một số nội dung chính như: Khái niệm OER; vai trò, thách thức và đề xuất đối với các thư viện đại học ở Việt Nam trong việc phát triển OER. | THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN OER ThS. Nguyễn Thị Hồng Thương1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây Tài nguyên Giáo dục Mở - OER Open Educational Resources đang dịch chuyển rất cao trong các chương trình nghị sự về giáo dục đối với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu và các nước đang phát triển. OER đang trở thành một ưu tiên không chỉ ở ngoài phạm vi của giáo dục quốc dân mà OER đang đi vào hệ thống giáo chính thống trong toàn cầu. Tại Việt Nam các cá nhân các tổ chức OER tiên phong đang kỳ vọng và nỗ lực không ngừng để chuyển tải các thông điệp các lợi ích và các cơ chế chính sách để phát triển OER. Bức tranh OER đang dần trở nên rõ nét trong quá trình đối mới giáo dục trong đó giáo dục đại học đòi hỏi sự toàn diện về tri thức năng lực của cả người dạy và người học. Để thực hiện được những điều này thì nguồn tài nguyên học tập chiếm một vai trò không hề nhỏ đặc biệt hiện nay thư viện các trường đại học Việt Nam đang thiếu và đang yếu về nguồn học liệu nhất là nguồn học liệu mở cả về mặt số lượng và chất lượng. OER sẽ đồng thời góp phần giải quyết được cả hai vấn đề về năng lực tri thức và nguồn tài nguyên học liệu. Nhưng phát triển OER tại thư viện các trường đại học Việt Nam đang là vấn đề không dễ thực hiện bởi những thách thức mà các thư viện đang phải đối mặt. 1 Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 599 1. KHÁI NIỆM OER Thuật ngữ OER lần đầu tiên được thông qua tại diễn đàn UNESCO năm 2002 về tác động của Open Course Ware OCW cho giáo dục đại học của các nước đang phát triển dưới sự tài trợ của Quỹ William và Flora Hewlett. OER bao gồm Nội dung học Các khoá học đầy đủ các tài liệu học tập các module nội dung các đối tượng học tập tuyển tập tạp chí VOER 2015 Công cụ Phần mềm hỗ trợ việc tạo lập phân phối sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung các hệ thống quản lý nội dung và quá trình .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.