TAILIEUCHUNG - Xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp theo hiến pháp năm 2013

Quốc hội có quyền ban hành các đạo luật thông qua hoạt động “làm luật và sửa đổi luật”, bên cạnh đó Quốc hội còn có quyền ủy quyển lập pháp và kiểm soát hoạt động ủy quyền lập pháp. Hiện nay, thuật ngữ“ủy quyền lập pháp” chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đềnày. Trong bài viết này, tác giả phân tích về thuật ngữ quyền lập pháp, ủy quyền lập pháp và xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp. | XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA ỦY QUYỀN LẬP PHÁP THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 ThS. Lê Thị Minh Thƣ Khoa Luật trường Đại học Công nghệ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Theo Hiến pháp 2013 Quốc hội nước ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lập pháp. Quốc hội có quyền ban hành các đạo luật thông qua hoạt động làm luật và sửa đổi luật bên cạnh đó Quốc hội còn có quyền ủy quyển lập pháp và kiểm soát hoạt động ủy quyền lập pháp. Hiện nay thuật ngữ ủy quyền lập pháp chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trong bài viết này tác giả phân tích về thuật ngữ quyền lập pháp ủy quyền lập pháp và xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp. Từ khóa Kiểm soát phạm vi quyền lập pháp quyền hành pháp ủy quyền lập pháp. 1. QUYỀN LẬP PHÁP THEO HIẾN PHÁP 2013 Theo Hiến pháp 2013 tại Khoản 3 Điều 2 có đề cập đến quyền lập pháp khi diễn giải nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất đã ghi nhận có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp . Tại Điều 69 khi xác định vị trí pháp lý của Quốc hội Hiến pháp 2013 cũng quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến quyền lập pháp . Căn cứ vào những quy định trên thì Hiến pháp 2013 chưa quy định rõ quyền lập pháp là gì. Sau khi Điều 69 quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp thì tại Khoản 1 Điều 70 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội theo đó Quốc hội có thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật . Như vậy căn cứ theo những quy định của Hiến pháp chúng ta có thể hiểu quyền lập pháp là quyền làm luật và sửa đổi luật. So với Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 thì Hiến pháp 2013 có điểm mới là bỏ đi cụm từ duy nhất tức là không còn khẳng định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp . Điểm mới này phù hợp với thực tiễn về việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội nước ta vì đa số các đạo luật do Quốc hội ban .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.