TAILIEUCHUNG - Tạo chế phẩm lân sinh học từ các chủng nấm mốc phân lập từ đất rừng ngập mặn và thử nghiệm trên cây Chá (Escoecaria agallocha)

Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến nhóm nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong đất rừng ngập mặn với mục đích tạo chế phẩm lân sinh học để làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng nhằm cải thiện hiệu quả công tác ươm trồng phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 7 Số 1 2017 TẠO CHẾ PHẨM LÂN SINH HỌC TỪ CÁC CHỦNG NẤM MỐC PHÂN LẬP TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN VÀ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY CHÁ ESCOECARIA AGALLOCHA Hoàng Dƣơng Thu Hƣơng Phạm Thị Ngọc Lan Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email thuhuongcnk32@ TÓM TẮT Hai chủng nấm mốc Aspergillus oryzae M33 và A. japonicus M72 có khả năng hòa tan phosphate vô cơ mạnh được sử dụng để tạo chế phẩm lân sinh học trên 5 nguồn cơ chất riêng lẻ và 4 nguồn cơ chất phối trộn. Nguồn cám gạo và 2 công thức phối trộn cám gạo lõi ngô và cám gạo bã mía là thích hợp cho sự tồn tại của nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong chế phẩm. Sau thời gian bảo quản 60 ngày số lượng nấm mốc đạt 2 21 2 67 x 109 CFU g chế phẩm. Hai chủng nấm mốc đã được lây nhiễm vào bầu đất trồng cây chá và một số đặc tính của cây đã thay đổi một cách đáng kể. Chiều cao cây tăng 197 53 - 213 20 số lá cây tăng 160 56 202 16 trọng lượng tươi tăng 52 35 - 67 06 và trọng lượng khô tăng 66 67 114 81 trong các thí nghiệm đối với các chủng Aspergillus oryzae M33 và A. japonicus M72 sau 3 tháng thử nghiệm. Từ khóa Cây ngập mặn Hòa tan phosphate Nấm mốc. 1. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học và có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên cũng như con người. Tuy nhiên rừng ngập mặn ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và tàn phá nghiêm trọng diện tích ngày càng thu hẹp và gây ra các hậu quả nặng nề. Vì vậy việc bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa lớn về môi trường đối với vùng đầm phá ven biển. Một trong những biện pháp để bảo tồn góp phần tạo cân bằng sinh thái đó là tách được các chủng vi sinh vật có hiệu lực hòa tan phosphate mạnh để tạo thành chế phẩm lân sinh học và đưa trở lại môi trường đất góp phần nâng cao năng suất và chất .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.