TAILIEUCHUNG - Giáo trình môn học Lập trình hướng đối tượng: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình môn học Lập trình hướng đối tượng cung cấp cho người học những nội dung chính sau: Vòng đời của đối tượng, thành viên lớp và thành viên thực thể, ngoại lệ, chuỗi hóa đối tượng và vào ra file, lập trình tổng quát và các lớp collection. Mời các bạn cùng tham khảo. | Ch ng 9. Vßng êi cña mét èi t îng Trong chương này ta nói về vòng đời của đối tượng đối tượng được tạo ra như thế nào nó nằm ở đâu làm thế nào để giữ hoặc vứt bỏ đối tượng một cách có hiệu quả. Cụ thể chương này trình bày về các khái niệm bộ nhớ heap bộ nhớ stack phạm vi hàm khởi tạo tham chiếu null. . BỘ NHỚ STACK VÀ BỘ NHỚ HEAP Trước khi nói về chuyện gì xảy ra khi ta tạo một đối tượng ta cần nói về hai vùng bộ nhớ stack và heap và cái gì được lưu trữ ở đâu. Đối với Java heap và stack là hai vùng bộ nhớ mà lập trình viên cần quan tâm. Heap là nơi ở của các đối tượng còn stack là chỗ của các phương thức và biến địa phương. Máy ảo Java toàn quyền quản lý hai vùng bộ nhớ này. Lập trình viên không thể và không cần can thiệp. Đầu tiên ta hãy phân biệt rõ ràng biến thực thể và biến địa phương chúng là cái gì và sống ở đâu trong stack và heap. Nắm vững kiến thức này ta sẽ dễ dàng hiểu rõ những vấn đề như phạm vi của biến việc tạo đối tượng quản lý bộ nhớ luồng xử lý ngoại lệ. những điều căn bản mà một lập trình viên cần nắm được mà ta sẽ học dần trong chương này và những chương sau . Biến thực thể được khai báo bên trong một lớp chứ không phải bên trong một phương thức. Chúng đại diện cho các trường dữ liệu của mỗi đối tượng mà ta có thể điền các dữ liệu khác nhau cho các thực thể khác nhau của lớp đó . Các biến thực thể sống bên trong đối tượng chủ của chúng. Biến địa phương trong đó có các tham số được khai báo bên trong một phương thức. Chúng là các biến tạm thời chúng sống bên trong khung bộ nhớ của phương thức và chỉ tồn tại khi phương thức còn nằm trong bộ nhớ stack nghĩa là khi phương thức đang chạy và chưa chạy đến ngoặc kết thúc . Vậy còn các biến địa phương là các đối tượng Nhớ lại rằng trong Java một biến thuộc kiểu không cơ bản thực ra là một tham chiếu tới một đối tượng chứ không phải chính đối tượng đó. Do đó biến địa phương đó vẫn nằm trong stack còn đối tượng mà nó chiếu tới vẫn nằm trong heap. Bất kể tham chiếu được khai báo ở đâu 143 là biến địa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.