TAILIEUCHUNG - Góp thêm một số tư liệu về bối cảnh du nhập và sự ra đời tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam

Phật giáo Nam tông Kinh du nhập Việt Nam từ cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Nói đến công khai sơn, phá thạch để cho Phật giáo Nam tông Kinh được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của các kiều bào, cư sĩ và Phật tử, như: Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Huệ Nghiêm, Cả Thạnh, Nguyễn Phát Phước, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Ba Lý, Sáu Hoa, Ba Diên, . Và cũng thông qua vai trò của các cư sĩ, Phật tử hữu công này mà tờ Ánh sáng Phật pháp - Tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam đã được ấn hành. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 2018 3 DƯƠNG THANH MỪNG GÓP THÊM MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ BỐI CẢNH DU NHẬP VÀ SỰ RA ĐỜI TỜ BÁO ĐẦU TIÊN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM Tóm tắt Phật giáo Nam tông Kinh1 du nhập Việt Nam từ cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Nói đến công khai sơn phá thạch để cho Phật giáo Nam tông Kinh được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của các kiều bào cư sĩ và Phật tử như Hòa thượng Hộ Tông Hòa thượng Bửu Chơn Thiện Luật Huệ Nghiêm Cả Thạnh Nguyễn Phát Phước cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu Văn Công Hương Ba Lý Sáu Hoa Ba Diên . Và cũng thông qua vai trò của các cư sĩ Phật tử hữu công này mà tờ Ánh sáng Phật pháp - Tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam đã được ấn hành. Từ khóa Nam tông Phật giáo báo chí Việt Nam. 1. Bối cảnh du nhập Phật giáo Nam tông Kinh vào Việt Nam Có thể nói rằng Phật giáo Nam tông Kinh du nhập vào Việt Nam thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó ảnh hưởng trực tiếp và sâu đậm nhất có thể nói là qua vai trò của một nhóm cộng đồng cư dân người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Campuchia. Trong cùng thời gian và cùng khung tham chiếu này Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo Campuchia đều chịu nhiều biến động khá quan trọng. Sự chuyển mình của Phật giáo qua công cuộc chấn hưng chính là cơ sở để cho Phật giáo Nam tông Kinh ươm mầm bén rễ trên đất nước Việt Nam. Thứ nhất tại Campuchia trước khi tiến hành công cuộc canh tân Phật giáo ở vương quốc này cũng buộc phải tổ chức theo mô hình của một nhà nước thế tục nghiên cứu của Pascal Bourdeaux Léopold Phòng Quản lý Di sản Văn hóa Bảo tàng Đà Nẵng. Ngày nhận bài 17 9 2018 Ngày biên tập 24 9 2018 Ngày duyệt đăng 05 10 2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 2018 Cadière . Hoạt động của các nhà sư trong nước đều phải đặt dưới quyền quản lý của vua Campuchia là Sisowath sau đó là vua Sisowath Monivong . Chư tăng phải đến thủ đô Phnom Penh học để lấy văn bằng Phật học để được cấp thẩm quyền hành đạo và hoằng pháp. Bên cạnh đó chùa chiền xây dựng xong phải trình lên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.