TAILIEUCHUNG - Một số vấn đề về Phật giáo thời Lê Sơ (1428-1527) qua nghiên cứu tư liệu văn chương

Thời Lê Sơ, Phật giáo vẫn tồn tại song hành với các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo và tôn giáo truyền thống. Nếu như chính sử, bi ký và luật pháp là không gian diễn ngôn của triều đình và đại chúng, thì văn chương là nơi những cá nhân có thể diễn giải niềm tin và tình cảm tôn giáo của họ. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 2018 31 PHẠM THỊ CHUYỀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ 1428 - 1527 QUA NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VĂN CHƯƠNG Tóm tắt Thời Lê Sơ Phật giáo vẫn tồn tại song hành với các tôn giáo khác như Nho giáo Đạo giáo và tôn giáo truyền thống. Nếu như chính sử bi ký và luật pháp là không gian diễn ngôn của triều đình và đại chúng thì văn chương là nơi những cá nhân có thể diễn giải niềm tin và tình cảm tôn giáo của họ. Từ tiếp cận sử học dưới góc nhìn Phật giáo với tư cách là thực thể xã hội bằng phương pháp liên ngành nguồn sử liệu văn chương cho phép chúng tôi đi tới nhận định rằng thời Lê Sơ nhiều cá nhân từ vua quan trí sĩ tới tầng lớp bình dân đã thủ đắc niềm tin Phật giáo có cảm tình với Phật giáo và đã thực hiện những thực hành Phật giáo hữu ích trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ khóa Phật giáo niềm tin thực hành Lê Sơ Đại Việt. Đặt vấn đề Nhu cầu nghiên cứu về Phật giáo thời Lê Sơ được đặt ra trong những năm gần đây bởi Phật giáo thời kỳ này vẫn để lại nhiều khoảng trống trong nghiên cứu khoa học xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đi trước như Phan Huy Lê 1971 Nguyễn Đức Sự 1986 Trần Quốc Vượng 1986 trên cơ sở nguồn sử liệu thu thập được đã chỉ ra rằng Phật giáo thời Lê Sơ suy thoái bị hạn chế ở chốn cung đình bị Nho giáo lấn át không có vị trí trong xã hội. Nhưng cũng có những nhà nghiên cứu khẳng định Phật giáo thời Lê Sơ không những không suy thoái mà còn lan tỏa trong dân gian Nguyễn Tài Thư 1988 . Những nhận định trái chiều này dẫn tới nhu cầu khảo sát một cách có hệ thống các nguồn sử liệu để có chứng cứ đầy đủ hơn nữa cho diện mạo Phật giáo thời Lê Sơ với tư cách là một tôn giáo. Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 11 7 2018 Ngày biên tập 18 7 2018 Ngày duyệt đăng 25 7 2018. 32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2018 Tiếp nối quá trình tìm kiếm sử liệu trong chính sử và bi ký cho diện mạo Phật giáo thời Lê Sơ tôi hướng tới nguồn tư liệu văn chương. Bởi vì bên cạnh nguồn tư liệu mang tính quan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.