TAILIEUCHUNG - Tuyên truyền cách mạng trên báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ những năm 1930-1935

Sau khi Đảng được thành lập, trong những năm 1930 -1935, báo chí cách các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp quan trọng vào việc mở rộng ảnh hưởng của Đảng, tổ chức và động viên công nông, chống đế quốc, phong kiến theo đường lối cách mạng vô sản; góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở Trung Kỳ mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. | Tuyên truyền cách mạng trên báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ những năm 1930-1935 N. V. Trung Tuyên truyền cách mạng trên báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ những năm 1930 - 1935 TUYÊN TRUYỀN CÁCH MẠNG TRÊN BÁO CHÍ CÁC CẤP CỦA ĐẢNG BỘ TRUNG KỲ NHỮNG NĂM 1930 - 1935 Nguyễn Văn Trung Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 4 9 2019 ngày nhận đăng 13 11 2019 Tóm tắt Sau khi Đảng được thành lập trong những năm 1930 -1935 báo chí cách các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ phát triển mạnh mẽ có những đóng góp quan trọng vào việc mở rộng ảnh hưởng của Đảng tổ chức và động viên công nông chống đế quốc phong kiến theo đường lối cách mạng vô sản góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở Trung Kỳ mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Từ khóa Tuyên truyền cấp bộ Đảng đường lối quần chúng báo chí. 1. Tình hình báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ những năm 1930 - 1935 Sau khi ra đời 2 1930 nhiệm vụ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam CSVN là thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước mở rộng ảnh hưởng của Đảng và phát triển cách mạng trên cả nước. Giữa tháng 2 1930 Chấp ủy lâm thời Nam Kỳ tức Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập. Cũng tháng 2 1930 thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ. Tháng 3 1930 Xứ ủy Trung Kỳ ra đời. Tiếp đó các tỉnh ủy huyện ủy được thành lập đánh dấu sự xác lập của hệ thống tổ chức Đảng. Trong khi đó khi phong trào cách mạng 1930 - 1931 bùng nổ thực dân Pháp tăng cường khủng bố các tổ chức của Đảng bị phá vở nghiêm trọng. Nhiều Uỷ viên Trung ương Đảng Xứ uỷ tỉnh uỷ huyện uỷ bị bắt tù đày. Việt Nam Quốc dân Đảng bị đàn áp và tan rã. Cách mạng Việt Nam rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Từ năm 1930 đến giữa năm 1935 chính quyền thực dân đã ban hành nhiều văn bản mới nới lỏng chế độ kiểm duyệt báo chí. Nghị định của Toàn quyền R. Rôbanh ký ngày 01 01 1935 về bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí quy định từ năm 1898. Mục đích của chính quyền thực dân không phải để mở rộng quyền tự do báo chí mà là để thu hồi giấy phép tất cả những tờ báo công kích chính sách thực dân

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.