TAILIEUCHUNG - Sự hòa nhập lối sống đô thị của dân nhập cư tại TP.HCM

Bài viết nghiên cứu khả năng thích nghi, hòa nhập với lối sống đô thị của người nhập cư; hòa nhập với hoạt động lao động - sản xuất; hòa nhập với hoạt động sinh hoạt - tiêu dùng; hòa nhập với đời sống văn hoá - tinh thần. | Sự hòa nhập lối sống đô thị của dân nhập cư tại SỰ HÒA NHẬP LỐI SỐNG ĐÔ THỊ CỦA DÂN NHẬP CƯ TẠI Tạp chí VHNT số 382, tháng 4-2016 Lê Sĩ Hải1 1. Mở đầu Di dân là một hiện tượng khách quan xảy ra phổ biến trong suốt tiến trình của lịch sử nhân loại (Đặng Nguyên Anh, 2005). Đặc biệt, vào những thập niên gần đây, do sự phát triển của các nền kinh tế, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra các đô thị cực lớn có “lực hút” vô cùng mãnh liệt đối với làn sóng di dân tự do từ khu vực nông thôn (Everett S. Lee, 1966). cũng không nằm ngoài tiến trình đó. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân số của khoảng người (nhân khẩu thực tế thường trú, ngoài ra còn khoảng - dân vãng lai), trong đó dân nhập cư là người (chiếm 27,96%). Tính chung, tỷ lệ tăng dân số của trong giai đoạn 1999-2009 là hơn 3,5%, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm (Tổng cục Thống kê, 2010). Di dân tự do một bộ phận trong cơ cấu xã hội đô thị và cần được coi như là một chiều kích của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Một đô thị muốn phát triển bền vững thì không chỉ dựa vào cư dân sở tại mà phải biết tận dụng mọi nguồn lực “tích cực”, phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững (Ngô Văn Lệ và cộng sự, 2003). Tuy nhiên, với hàng trăm ngàn người di dân từ nông thôn vào đô thị như thế thì khả năng hòa nhập, thích nghi với lối sống mới của họ ra sao? Làm sao để tránh khỏi “các cú sốc văn hóa”, hoặc xu hướng bị “gạt sang lề của công cuộc phát triển”? (Trịnh Duy Luân, 2004). Các quy trình chuyển biến đan xen vào nhau, điều gì sẽ xảy ra cho sự an bình của đô thị nếu tiến trình hội nhập được chờ đợi đó không thành công? Theo quan điểm chức năng, lý thuyết biến chuyển xã hội của Max Weber cho rằng con người sống trong môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội và là một bộ phận đặc biệt của .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.