TAILIEUCHUNG - Phân tích tiếng nói của người phụ nữ thông qua tác phẩm của Hồ Xuân Hương

Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương được coi là một hiện tượng độc đáo, thơ bà là thành tựu ‘hai lần độc đáo’. Và một trong đó chính là tiếng lòng của một người phụ nữ viết về phụ nữ, nhất là trong xã hội phong kiến cũ. Chính vì vậy mà trong hầu hết các tác phẩm của bà chúa thơ Nôm ấy đều nói về thân phận của người Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương được coi là một hiện tượng độc đáo, thơ bà là thành tựu ‘hai lần độc đáo’. Và một trong đó chính là tiếng lòng của một người phụ nữ viết về phụ nữ, nhất là trong xã hội phong kiến cũ. Chính vì vậy mà trong hầu hết các tác phẩm của bà chúa thơ Nôm ấy đều nói về thân phận của người phụ nữ. | Phân tích tiếng nói của người phụ nữ thông qua tác phẩm của Hồ Xuân Hương Đề bài: Phân tích tiếng nói của người phụ nữ thông qua tác phẩm của Hồ Xuân Hương Bài làm Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương được coi là một hiện tượng độc đáo, thơ bà là thành tựu ‘hai lần độc đáo’. Và một trong đó chính là tiếng lòng của một người phụ nữ viết về phụ nữ, nhất là trong xã hội phong kiến cũ. Chính vì vậy mà trong hầu hết các tác phẩm của bà chúa thơ Nôm ấy đều nói về thân phận của người phụ nữ. Rất nhiều bài thơ của bà như Mời trầu, Bánh trôi nước;hay chùm thơ Tự tình đều cho ta hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm của bà hay chăng cũng chính là tâm tư, tình cảm của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ, hình ảnh, sự vật bình thường, giản dị để đưa vào trong thơ của mình. Nhưng từ đó bà lại sáng tạo nên một phong cách rất Hồ Xuân Hương mà lại mang đậm phong vị dân tộc. Ví như bài Mời trầu, tuy quả cau miếng trầu rất quen thuộc, bình dị là thế, vậy mà sau khi vào trong thơ bà lại mang đậm ý nghĩa sâu sắc. Lời mở đầu rất tự nhiên: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi ‘Miếng trầu là đầu câu chuyện’, vì thế mà khi mời trầu phải trang trọng, phải dùng những thứ trầu ngon như trầu quế, trầu phượng hay cũng là trầu cay, trầu ngọt. Ấy thế mà Xuân Hương lại mời khách bằng ‘trầu hôi’ bằng ‘quả cau nho nhỏ’. Câu thơ cất lên một cách duyên dáng, ý nhị, nhẹ nhàng, giàu chất nữ tính. Hai chữ ‘nho nhỏ’ cho người đọc thấy sự bé nhỏ, nhỏ nhoi của nữ sĩ; có gì đó như là một sự khiêm nhường, nép bóng trong câu thơ. Nhưng đường như mời trầu cũng là một cách để nói về người mời trầu: một thân phận bình thường, thậm chí nghèo hèn, có phần hẩm hiu: ‘hôi’. Điều đó cho thấy Xuân Hương rất chân tình. Câu thơ này làm ta nhớ đến những câu ca dao khác của người xưa: Ai về vun đất trồng cau, Cho em xin ké dây trầu một bên. hay: Thân em như miếng cau khô .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.