TAILIEUCHUNG - Bình luận ý thơ sau đây: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông"... (Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là nhà thơ nổi tiếng của đất nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông để lại nhiều bài thơ nôm, trong đó có nhiều bài hát nói tuyệt bút, với giọng điệu thơ hào hùng. Trong nền thơ ca trung đại, chưa có nhà thơ nào. viết hay và độc đáo về đề tài chí nam nhi, chí làm trai, chí anh hùng như Nguyễn Công Trứ. | Bình luận ý thơ sau đây: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông". (Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ) Đề bài: Bình luận ý thơ sau đây: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông". (Đi thi tự vịnh Nguyễn Công Trứ) Bài làm Nguyễn Công Trứ (1778­1858) là nhà thơ nổi tiếng của đất nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông để lại nhiều bài thơ nôm, trong đó có nhiều bài hát nói tuyệt bút, với giọng điệu thơ hào hùng. Trong nền thơ ca trung đại, chưa có nhà thơ nào. viết hay và độc đáo về đề tài chí nam nhi, chí làm trai, chí anh hùng như Nguyễn Công Trứ. Bài thơ “Đi thi tự vịnh " được Nguyễn Công Trứ viết từ thuở hàn vi, đầy chí khí hăm hở của kẻ sĩ. Trong bài có câu thơ từng được nhiều người yêu thích và truyền tụng: “Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông". Câu thơ “Đã mang tiếng ở trong trời đất”, chủ thể trữ tình là ai? Đó là kẻ nam nhi, kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Câu thơ nêu bật vai trò và vị thế của kẻ làm trai, của đấng nam nhi trong cuộc đời, trong vũ trụ. Câu thơ thứ hai “Phải có danh gì với núi sông” là một lời tuyên ngôn tự tin, tự hào. Hai tiếng “phải có” là sự khẳng định trách nhiệm, nghĩa vụ của kẻ làm trai. “Danh” ở trong câu thơ là danh tiếng, là công danh, sự nghiệp ở đời; “với núi sông" là với đất nước; “núi sông” trường tồn, vĩnh hằng thì “danh” cũng luôn truyền mãi mãi. Có thể nói, hai câu thơ trên của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một quan niệm sống đẹp và tích cực của kẻ sĩ. Là chí nam nhi, là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương. Theo quan niệm của các nhà nho xưa kia, kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải dấn thân vào con đường thi cử, thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá để làm quan. Làm quan là để .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.