TAILIEUCHUNG - Bình giảng bài thơ "Mộ" (Chiều tối) trích "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh.
Có ai đó, khi nghĩ về thơ Bác, đã nói rằng, sự phân tích cho dù khéo léo đến đâu, cũng không làm nổi bật được hồn thơ. Cũng như tựa là, có gượng nhẹ tay bóc từng lớp cánh hoa hồng cũng chưa dễ gì tìm thấy bí quyết hương thơm. Mộ (Chiều tối) có thể là một đóa hoa thơ như thế. Bài thơ rõ ràng đã để lại trong ta, man mác không cùng, một rung động thật sâu sa, đẹp đẽ. | Bình giảng bài thơ "Mộ" (Chiều tối) trích "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Đề bài: Bình giảng bài thơ "Mộ" (Chiều tối) trích "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Bài làm Có ai đó, khi nghĩ về thơ Bác, đã nói rằng, sự phân tích cho dù khéo léo dến đâu, cũng không làm nổi bật được hồn thơ. Cũng như tựa là, có gượng nhẹ tay bóc từng lớp cánh hoa hồng cũng chưa dễ gì tìm thấy bí quyết hương thơm. Mộ (Chiều tối) có thể là một đóa hoa thơ như thế. Bài thơ rõ ràng đã để lại trong ta, man mác không cùng, một rung động thật sâu sa, đẹp đẽ. Nhưng đó là nỗi rung động thật khó diễn tả, chẳng khác nào ta vẫn khó nắm bắt bí ẩn của hương thơm khi ngón tay cố lật mở những cánh hồng. Song có lẽ vẫn cứ nên thử sẽ sàng lật mở những dòng thơ, để gắng cảm thấu những ý tình được chứa đựng trong từng hàng chữ. Một người yêu đời say mê cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm trước thời gian. Đối với Hồ Chí Minh, thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, nhịp sống của con người, thời gian là sự vận động phát triển của cuộc sống. Khi rơi vào hoàn cảnh tù đày, một hoàn cảnh mà thời gian tâm trạng có độ dài gấp hàng ngàn lần thời gian tự nhiên thì ý thức thời gian của Bác cũng được biểu hiện rõ nét. Đọc bài Chiều tối (Mộ) chúng ta không những thấy được cảm nhận thời gian của Bác mà còn hiểu được dòng tâm trạng của thi nhân trong bước lưu chuyển của thời gian, trong nhịp sống cuộc đời. Có lẽ cảm hứng của bài thơ Chiều tối xuất phát từ một buổi chiều, trên con đường bị giải, chặng cuối cùng của một ngày bị đày ải, người đi vừa trải qua một chặng đường dài với bao vất vả gian lao. Thời gian và hoàn cảnh dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, chán chường. Vậy mà cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ .
đang nạp các trang xem trước