TAILIEUCHUNG - Biện pháp phát hiện ca bệnh chủ động và thụ động trong phòng chống sốt rét: Thực tế và nhu cầu tiến tới loại trừ sốt rét tại một cộng đồng sốt rét lưu hành

Trong công tác phòng chống sốt rét, ngoài các hoạt động giám sát, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh còn có việc phát hiện và quản lý ca bệnh, ổ bệnh. Đối với hoạt động phát hiện ca bệnh sốt rét, có 2 biện pháp là phát hiện ca bệnh chủ động (ACD: Active Case Detection) và phát hiện ca bệnh thụ động (PCD: Passive Case Detection). Hiện nay, do vấn đề tổ chức, nhân lực, do đầu tư kinh phí và vấn đề quy định sử dụng ngân sách tại đa số các địa phương chỉ thực hiện biện pháp PCD, còn biện pháp ACD chủ yếu thực hiện khi có biến động đe dọa dịch, nghiên cứu khoa học hay vì lý do khác. Qua đó để đánh giá hiệu quả, tình trạng nhiễm bệnh thực tế và cảnh báo tình hình, Viện Sốt rét – KST – CT TP. HCM đã thực hiện cuộc điều tra tại bệnh viện huyện Bù Gia Mập, các trạm y tế xã và tại cộng đồng của các xã Đăk Ơ, Phú Nghĩa và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. | Biện pháp phát hiện ca bệnh chủ động và thụ động trong phòng chống sốt rét: Thực tế và nhu cầu tiến tới loại trừ sốt rét tại một cộng đồng sốt rét lưu hành Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN CA BỆNH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT: THỰC TẾ VÀ NHU CẦU TIẾN TỚI LOẠI TRỪ SỐT RÉT TẠI MỘT CỘNG ĐỒNG SỐT RÉT LƯU HÀNH Phạm Nguyễn Thúy Vy*, Lê Thành Đồng*, Nguyễn Văn Khởi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong công tác phòng chống sốt rét, ngoài các hoạt động giám sát, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh còn có việc phát hiện và quản lý ca bệnh, ổ bệnh. Đối với hoạt động phát hiện ca bệnh sốt rét, có 2 biện pháp là phát hiện ca bệnh chủ động (ACD: Active Case Detection) và phát hiện ca bệnh thụ động (PCD: Passive Case Detection). Hiện nay, do vấn đề tổ chức, nhân lực, do đầu tư kinh phí và vấn đề quy định sử dụng ngân sách tại đa số các địa phương chỉ thực hiện biện pháp PCD, còn biện pháp ACD chủ yếu thực hiện khi có biến động đe dọa dịch, nghiên cứu khoa học hay vì lý do khác. Qua đó để đánh giá hiệu quả, tình trạng nhiễm bệnh thực tế và cảnh báo tình hình, Viện Sốt rét – KST – CT TP. HCM đã thực hiện cuộc điều tra tại bệnh viện huyện Bù Gia Mập, các trạm y tế xã và tại cộng đồng của các xã Đăk Ơ, Phú Nghĩa và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sốt rét tại xã Đăk Ơ, Phú Nghĩa và Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ người dân mắc sốt rét được phát hiện tại trạm y tế bằng kính hiển vi là 3,46 ca/ dân/tháng, RDTs là 3,10 ca/ dân/tháng. Tại bệnh viện huyện Bù Gia Mập, người dân mắc sốt rét được phát hiện bằng kính hiển vi 0,61 ca/ dân/tháng, RDTs là 0,44 ca/ dân/tháng. Kết quả điều tra tại cộng đồng, tỷ lệ nhiễm KST sốt rét được phát hiện bằng kính hiển vi (1,54%), RDTs (0,96%). Có mối liên quan giữa nhiễm KST sốt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
68    106    3
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.