TAILIEUCHUNG - Phân tích đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” của Nguyễn Khắc Viện
Đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” được trích từ bài Noi theo đạo nhà trong cuốn Bàn về đạo Nho (1993). Đoạn trích tập trung thể hiện quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân tác giả, cũng như gợi ý về con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại của người trí thức Việt Nam nói chung luôn thấm nhuần đạo lí Nho gia - những người trí thức của một dân tộc vôn có truyền thống văn hóa riêng của mình. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm đến người đọc về chính kiến và đạo lí của một kẻ sĩ trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn lao. | Phân tích đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” của Nguyễn Khắc Viện Đề bài: Phân tích đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” của Nguyễn Khắc Viện Bài làm Nguyễn Khắc Viện là nhà khoa học, nhà văn hóa lớn, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Ông là một kẻ sĩ hiện đại đã hoạt động hết mình trong việc làm cho thế giới hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam, xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, dân chủ. ông đã viết hàng trăm bài báo, chủ biên nhiều sách tiếng Pháp và tiếng Việt được đánh giá cao trong và ngoài nước về các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, văn học, lịch sử, y học, tâm lí trẻ em,. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn Bàn về đạo Nho (1993). Đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” được trích từ bài Noi theo đạo nhà trong cuốn Bàn về đạo Nho (1993). Đoạn trích tập trung thể hiện quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân tác giả, cũng như gợi ý về con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại của người trí thức Việt Nam nói chung luôn thấm nhuần đạo lí Nho gia những người trí thức của một dân tộc vôn có truyền thống văn hóa riêng của mình. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm đến người đọc về chính kiến và đạo lí của một kẻ sĩ trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn lao. Trong đoạn trích này, ngoài việc kể về quá trình tu dưỡng của bản thân, tác giả còn phân tích, định hướng cho người đọc hiểu rõ và noi theo những yếu tố tích cực, những ưu điểm của Nho giáo. Trước hết, theo ông, Nho giáo có cái gốc duy lí, không đối lập với khoa học: Cái gốc duy lí của đạo Nho không đối lập với khoa học, với học thuyết Mác,. và đặt vấn đề xử thế một cách rõ ràng và đầy đủ hơn nhiều học thuyết khác: Cơ sở nhân bản, lấy con người, lấy cuộc sống xã hội làm gốc, đúng vậy. Phân tích xã hội, để hiểu rõ lịch sử, xác định đường lối thì chủ .
đang nạp các trang xem trước