TAILIEUCHUNG - Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Trong trải nghiệm văn học song hành cùng một phần ba cuộc đời, hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã để lại trong lòng tôi những dấu ấn khó phai mờ để rồi mỗi lần đọc lại, tôi lại khẽ thốt lên: “Đất nước ơi” – đất nước của những con người kiên trung, hào hùng không bao giờ biết cúi đầu chịu khuất. “Tây Tiến” đi sâu vào lòng người hơn bảy mươi năm chẳng bao giờ vơi nhạt một phần nhờ chất nhạc trong thơ mà Quang Dũng khéo léo gieo vào. | Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng minh nhận định trên. Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng minh nhận định trên Bài văn mẫu Đất nước ơi! Tổ quốc ơi! Ba tiếng đó sao nghe thân thương quá! Đất nước trưởng thành từ trong những gian khổ, hy sinh. Giọt mồ hôi đầm đìa trên gương mặt người cầm súng. Giọt nước mắt chan hòa trên mắt lệ nhòa người quê nhà mỏi mắt ngóng vọng tin chồng, tin con. “Bốn ngàn năm Đất Nước” của tôi, đã bao người đã từng hiên ngang trước quân thù, đã từng ngã xuống trong tư thế đường hoàng, đĩnh đạc của người lính Vệ quốc. Trong trải nghiệm văn học song hành cùng một phần ba cuộc đời, hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã để lại trong lòng tôi những dấu ấn khó phai mờ để rồi mỗi lần đọc lại, tôi lại khẽ thốt lên: “Đất nước ơi” – đất nước của những con người kiên trung, hào hùng không bao giờ biết cúi đầu chịu khuất. “Tây Tiến” đi sâu vào lòng người hơn bảy mươi năm chẳng bao giờ vơi nhạt một phần nhờ chất nhạc trong thơ mà Quang Dũng khéo léo gieo vào. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Nhạc điệu dường như bàng bạt khắp bài thơ, nhất là những đoạn thơ tái hiện khung cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa dữ dội, vừa thi vị, nên thơ, thấp thoáng đằng sau là bóng dáng con người âm thầm dựng xây Tổ quốc. Trong văn chương, mỗi nhà văn, nhà thơ đều phải trăn trở, nỗ lực tìm ra một “chất giọng riêng” cho mình để không trộn lẫn với bất kì giọng điệu của một tác giả nào khác trên văn đàn. Ở mỗi tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là: “một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư .
đang nạp các trang xem trước