TAILIEUCHUNG - Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên
Tây Bắc - mảnh đất xa xôi đã khiến cho rất nhiều thi sĩ phải hạ bút viết về nó. Có lẽ, mảnh đất miền Bắc địa đầu Tổ quốc ấy có một sức hút kì lạ cho nên bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên đã ra đời. Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc nhưng mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện khác nhau. Chính sự khác nhau ấy đã tạo nên sự độc đáo khác lạ giữa hai bài thơ. | Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên Đề bài: Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên Bài làm Tây Bấc mảnh đất xa xôi đã khiến cho rất nhiều thi sĩ phải hạ bút viết về nó. Có lẽ, mảnh đất miền Bắc địa đầu Tổ quốc ấy có một sức hút kì lạ cho nên bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng và “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên đã ra đời. Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc nhưng mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện khác nhau. Chính sự khác nhau ấy đã tạo nên sự độc đáo khác lạ giữa hai bài thơ. Khởi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sự đất nước nhưng Tây tiến đã được thể hiện theo một cách rất riêng qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến và rộng hơn là nỗi nhớ Tây Bắc. Đặc biệt là khổ thơ “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sượng lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm khơi” Khổ thơ nằm ở đầu bài thơ, là nỗi nhớ da diết, bâng khuâng khó tả: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” Văn thơ Việt Nam có không ít những câu hay nói về nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ “chơi vơi” thì rất có thể Quang Dũng là người đầu tiên. Nỗi nhớ ấy như có dáng hình, bồng bềnh, bồng bềnh trong không gian, trong thời gian, bâng khuâng, không dễ tả. Người đọc như lạc vào chốn Tây Bắc hiểm trở và hùng tráng được dàn trải trong không gian nhớ mênh mông. Rồi cứ thế, nỗi nhớ đồng đội dần dần lan tỏa, thấm đượm trong từng câu thơ, khổ thơ. Có thể thấy, bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên, với bao cảm giáo ào ạt xô tới: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi .
đang nạp các trang xem trước