TAILIEUCHUNG - Phân tích giá trị nhân văn cao cả của truyện ngắn "Một con người ra đời" của Gorky
Nhà văn Xô viết lỗi lạc, người có công đầu trong việc tạo lập nên văn học Xô viết (1868 - 1936) ngay từ thuở ấu thơ đã phải trải qua một cuộc sống trăm ngàn cay đắng. Mới lên mười tuổi, mồ côi cha mẹ. A M Pescôp (tên thật của nhà văn) đã phải lăn vào đời, làm đủ nghề, nay đây mai đó để kiếm sống. Mười lăm năm tôi luyện trong trường đời gian khổ, với ý chí nghị lực phi thường, với niềm khát khao hiểu biết, say mê học hỏi đồng thời là lòng nhân hậu. đã vượt lên số phận, vươn tới ánh sáng văn hoá và trở thành nhà văn (trong tiếng Nga có nghĩa là nhà văn của sự cay đắng). | Phân tích giá trị nhân văn cao cả của truyện ngắn "Một con người ra đời" của Gorky Đề bài: Phân tích giá trị nhân văn cao cả của truyện ngắn "Một con người ra đời" của Gorky Bài làm Nhà văn Xô viết lỗi lạc, người có công đầu trong việc tạo lập nên văn học Xô viết (1868 1936) ngay từ thuở ấu thơ đã phải trải qua một cuộc sống trăm ngàn cay đắng. Mới lên mười tuổi, mồ côi cha mẹ. A M Pescôp (tên thật của nhà văn) đã phải lăn vào đời, làm đủ nghề, nay đây mai đó để kiếm sống. Mười lăm năm tôi luyện trong trường đời gian khổ, với ý chí nghị lực phi thường, với niềm khát khao hiểu biết, say mê học hỏi đồng thời là lòng nhân hậu. đã vượt lên số phận, vươn tới ánh sáng văn hoá và trở thành nhà văn (trong tiếng Nga có nghĩa là nhà văn của sự cay đắng). Trong hơn bốn mươi năm cám bút (bắt đầu từ 1892), M. Gorki đã viết hàng chục tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cuộc đời Klim Xamghin, Người mẹ; hàng trăm truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, chân dung văn học; hàng chục vở kịch (Dưới đáy) và nhiều bài phê bình, phát biểu xuất sắc. Toàn bộ sáng tác của ông gắn liền với số phận nhân dân Nga, đất nước Nga, lịch sử xã hội Nga trong thời đại vang dội của những người Cách mạng (1905 1917). Từ "nhà văn của những người chân đất’ (cuối thế kỷ XIX) ông trở thành "chim báo bão" của Cách mạng Nga đầu thế kỷ XX. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, với tài năng, tâm huyết và những cống hiến to lớn, ông được tôn vinh là "bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa". Dù ở giai đoạn nào, thể loại nào, đề tài nào, bao trùm và thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của Gorki vẫn là một cảm hứng nhân văn cao cả: thương yêu, trân trọng, tin tưởng ở con người. Truyện ngắn "Một con người ra đời" (1912) được viết trong bối cảnh nước Nga đang trải .
đang nạp các trang xem trước