TAILIEUCHUNG - Bình giảng bài thơ “Đèo Gió” của Nông Quốc Chấn

Hầu như mọi miền quê trên đất nước ta, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên, từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, từ Hạ Long đến Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Cà Mau,. ở đâu cũng có phong cảnh đẹp, sản phẩm giàu có, nhiều đặc sản hoa thơm trái ngọt, bà con ta, nhân dân ta rất cần cù siêng năng, thông minh hiếu học, nhân hậu, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình. | Bình giảng bài thơ “Đèo Gió” của Nông Quốc Chấn Đề bài: Bình giảng bài thơ “Đèo Gió” của Nông Quốc Chấn Bài làm Hầu như mọi miền quê trên đất nước ta, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên, từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, từ Hạ Long đến Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Cà Mau,. ở đâu cũng có phong cảnh đẹp, sản phẩm giàu có, nhiều đặc sản hoa thơm trái ngọt, bà con ta, nhân dân ta rất cần cù siêng năng, thông minh hiếu học, nhân hậu, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình. Có rất nhiều áng thơ văn viết về phong cảnh đẹp. Những áng thơ văn đó đã góp phần mở rộng tầm mắt và nâng cao tâm hồn mỗi chúng ta về tình yêu quê hương đất nước. Tôi đã nhiều lần đọc bài thơ “ Đèo Gió” của Nông Quốc Chấn, nhà thơ dân tộc Tày; lần nào đọc cũng thấy lạ, thấy thích. Bài thơ khá dài, ở đây tôi chỉ nói đến 4 khổ thơ mà tôi đã thuộc. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi cất lên tha thiết. Nhà thơ như đang mê say ngắm cảnh đèo và vẫy tay gọi: Đèo Gió ơi! Đèo Gió Con đèo được nhân hóa. Nhà thơ như muốn hỏi tuổi con đèo, muốn cảm thông với con đèo đã tồn tại, đã “đứng” giữa đất trời bao la, “đã bao nhiêu ngàn ngày”, đã mấy nghìn năm, mấy vạn năm? Đèo Gió ơi! Đèo Gió Người đứng ở nơi đây Cạnh con đường quốc lộ Đã bao nhiêu ngàn ngày? Ta bâng khuâng tự hỏi, không biết ngày xưa người đàn bà gánh gạo tiễn chồng đi lính thú Cao Bằng có qua Đèo Gió không? Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng (Ca dao) Đèo Gió thuộc địa phận huyện Ngân Sơn, tỉnh Thái Nguyên. Ai muốn ngược Cao Bằng phải đi qua Đèo Gió. Từ Cao Bằng, ai muốn về xuôi cũng phải đi qua Đèo Gió. Trong bài thơ “Cao Bằng”, nhà thơ Trúc Thông có viết: Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt Đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.