TAILIEUCHUNG - Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên Việt Nam

Bài viết tập trung làm rõ vị trí, vai trò của giáo dục chính trị trong nhà trường với mong muốn góp phần vào việc nâng cao việc dạy và học các môn Lý luận chính trị, Giáo dục công dân hiện nay. | Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 63 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM Dương Văn Khoa, Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Có thể hiểu Giáo dục chính trị là một môn học hoặc một nhiệm vụ chính trị của các nhà giáo dục. Mục tiêu của giáo dục chính trị hướng tới hình thành, phát triển ở người học phẩm chất và năng lực chính trị. Trên cơ sở kế thừa kết quá nghiên cứu của các học giả đi trước về quan điểm giáo dục chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết tập trung làm rõ vị trí, vai trò của giáo dục chính trị trong nhà trường với mong muốn góp phần vào việc nâng cao việc dạy và học các môn Lý luận chính trị, Giáo dục công dân hiện nay. Từ khóa: Quan điểm Hồ Chí Minh; giáo dục chính trị; nhà trường. Nhận bài ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Dương Văn Khoa; Email: ngalamha1213@ 1. MỞ ĐẦU Trong tiến trình vận động cách mạng, Hồ Chí Minh sớm quan tâm đến vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên. Người luôn ý thức rõ về vị trí, vai trò của giáo dục chính trị trong việc xây dựng lực lượng cách mạng. Cuối năm 1924, Người về Trung Quốc và sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, tích cực giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho các hội viên. Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức lên trên các giá trị khác của con người và nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc hình thành đạo đức “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn; phần nhiều do giáo dục mà nên”. Tác phẩm Đường kách mệnh xuất bản năm 1927 đã đề cao vấn đề tư cách và đạo đức của người cách mạng (23 tư cách). Nội dung này được đặt trước vấn đề đường lối cách mạng chứng tỏ tầm quan trọng của nó. Sau năm 1945, nhiệm vụ giáo dục chính trị cho cán bộ, đảng viên càng được đẩy mạnh hơn trước, đặc biệt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.