TAILIEUCHUNG - Cái nhìn của Ngô Tất Tố đối với Nho học (trường hợp Lều chõng

Nghiên cứu trường hợp Lều chõng, chúng tôi nhận thấy ở nhà văn sự đan xen cả hai thái độ: Vừa phê phán học phong Nho giáo đã quá cũ kỹ, lỗi thời lại vừa mang tâm trạng tiếc nuối về một thời vàng son của khoa cử chữ Hán. Đây là nội dung được chúng tôi đặt ra và luận bàn trong bài viết. | Cái nhìn của Ngô Tất Tố đối với Nho học (trường hợp Lều chõng 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CÁI NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI NHO HỌC (Trường hợp Lều chõng) Bùi Thị Lan Hương Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt: Ngô Tất Tố (1893-1954) là một đại diện tiêu biểu cho mẫu nhà nho tân học (từng theo học chữ Hán, sau đó có học chữ Pháp và tiếp thu tư tưởng mới của thời đại). Nghiên cứu trường hợp Lều chõng, chúng tôi nhận thấy ở nhà văn sự đan xen cả hai thái độ: vừa phê phán học phong Nho giáo đã quá cũ kỹ, lỗi thời lại vừa mang tâm trạng tiếc nuối về một thời vàng son của khoa cử chữ Hán. Đây là nội dung được chúng tôi đặt ra và luận bàn trong bài báo. Từ khóa: Ngô Tất Tố, Lều chõng, Nho học, nhà nho tân học, văn học dân tộc. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Bùi Thị Lan Hương; Email: huongthanhthao@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số các nhà nho tân học giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ngô Tất Tố là một tên tuổi lừng danh. Từng tham gia khoa cử chữ Hán, song ông lại nhanh chóng bắt nhịp được với không khí mới của thời đại và ngòi bút tả xung hữu đột trên rất nhiều thể loại. Ông là soạn giả của sách Lão Tử, Mặc Tử, là người chú giải Kinh Dịch, là dịch giả Ngô Việt Xuân Thu, Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí., là nhà văn, ký giả của các tác phẩm Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng và nhiều bài báo liên quan đến tư tưởng Nho giáo thời cận đại. Qua tác phẩm Lều chõng, chúng ta có thể thấy rất rõ cái nhìn của Ngô Tất Tố đối với Nho học ở vào giai đoạn cuối mùa. 2. NỘI DUNG Viết Lều chõng, ngòi bút Ngô Tất Tố đã khắc họa sinh động đời sống sinh hoạt Nho giáo đương thời qua những nhân vật là nhà nho. Thông qua đời sống của những môn đồ đạo Khổng, những sinh hoạt học hành, trường ốc, Nho học hiện lên vừa mang cảm hứng tiếc nuối của nhà văn trước sự suy tàn của đạo học vừa phơi bày những bất cập và lỗi thời của Nho học trong một thời đại đã có nhiều đổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.