TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đa dạng các bậc taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) phân bố chung ở Việt Nam và Thái Lan

Bài viết đã thống kê 2826 loài thuộc 2 lớp, 171 họ, 1052 chi của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) phân bố chung ở Việt Nam và Thái Lan và đánh giá sự đa dạng ở các bậc lớp, họ, chi, loài. 10 họ nhiều loài nhất là Orchidaceae, Fabaceae, Asteraceae, Euphorbiaceae, Cyperaceae, Poaceae, Rubiaceae, Moraceae, Zingiberaceae và Verbenaceae. 10 chi nhiều loài nhất là Dendrobium, Ficus, Bulbophyllum, Fimbristylis, Eria, Crotalaria, Cyperus, Desmodium, Syzygium và Blumea. | Nghiên cứu đa dạng các bậc taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) phân bố chung ở Việt Nam và Thái Lan HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 128-132 This paper is available online at NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC BẬC TAXON THUỘC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) PHÂN BỐ CHUNG Ở VIỆT NAM VÀ THÁI LAN Trần Thế Bách1, Bùi Thu Hà2* và Nguyễn Văn Quyền2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tóm tắt. Bài báo đã thống kê 2826 loài thuộc 2 lớp, 171 họ, 1052 chi của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) phân bố chung ở Việt Nam và Thái Lan và đánh giá sự đa dạng ở các bậc lớp, họ, chi, loài. 10 họ nhiều loài nhất là Orchidaceae, Fabaceae, Asteraceae, Euphorbiaceae, Cyperaceae, Poaceae, Rubiaceae, Moraceae, Zingiberaceae và Verbenaceae. 10 chi nhiều loài nhất là Dendrobium, Ficus, Bulbophyllum, Fimbristylis, Eria, Crotalaria, Cyperus, Desmodium, Syzygium và Blumea. Dựa trên thống kê và so sánh các tài liệu công bố của H. Leucomte (1907-1952) và (2003-2005) có 1642 loài cây có ích thuộc 2 lớp, 147 họ, 787 chi phân bố ở Việt Nam và Thái Lan đã được thống kê và đánh giá sự đa dạng ở các bậc lớp, họ, chi, loài về giá trị sử dụng (cây thuốc 1005 loài, cây cho gỗ 203 loài, cây cảnh 305 loài, cây cho quả, hạt ăn được 141 loài, cây cho tinh dầu 14 loài, rau ăn 143 loài, cây nhuộm 52 loài, cây cho sợi 11 loài, cây làm thức ăn động vật 82 loài). Từ khóa: Thực vật, Magnoliophyta, Đông Dương, Thái Lan, Việt Nam. 1. Mở đầu Nghiên cứu hệ thực Thực vật Đông Dương đang là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học về phân loại thực vật và đa dạng thực vật. Tuy nhiên ngoài 2 bộ tài liệu quan trọng công bố cách đây hơn 24 năm là Thực vật chí đại cương Đông Dương (1907-1952) [1] và Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (1960-1994) [2] thì hầu như chưa có công trình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.