TAILIEUCHUNG - Khái quát một số nét bản địa hóa Phật giáo qua trường hợp Phật giáo Trúc Lâm thời Trần

Bài viết góp phần minh định con đường bản địa hóa của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần và cũng khẳng định tiếp biến văn hóa là quy luật chung của tất cả các nền văn minh nói chung, và ở Việt Nam, Phật giáo không phải là ngoại lệ. | Khái quát một số nét bản địa hóa Phật giáo qua trường hợp Phật giáo Trúc Lâm thời Trần 30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2018 PHẠM VĂN HIỆP* KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT BẢN ĐỊA HÓA PHẬT GIÁO QUA TRƯỜNG HỢP PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN Tóm tắt: Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ khoảng những năm đầu Công Nguyên, cho đến thời Trần, đã hình thành nên nhiều dòng phái, đang được tiếp nối, xiển dương qua nhiều thế hệ tăng sĩ người Việt. Như lẽ tất yếu, “cuộc gặp gỡ”, giao thoa và tiếp biến giữa Phật giáo Ấn - Hoa với các điều kiện đặc thù của Việt Nam khi đó đã tạo nên một hệ thống Phật giáo Trúc Lâm nhập thế mà vẫn không mất đi “căn tính Đạo”. Bài viết góp phần minh định con đường bản địa hóa của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần và cũng khẳng định tiếp biến văn hóa là quy luật chung của tất cả các nền văn minh nói chung, và ở Việt Nam, Phật giáo không phải là ngoại lệ. Từ khóa: Bản địa hóa, Phật giáo Trúc Lâm, Trần Nhân Tông. Dẫn nhập Sự xuất hiện của Phật giáo Trúc Lâm như là một hiện tượng tất yếu của lịch sử, bởi đó không chỉ đơn thuần là sự hình thành của một tông phái mới mà nó gắn liền với vận mệnh của quốc gia, dân tộc trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Nói cách khác, đó là bước chuẩn bị lâu dài của cộng đồng dân tộc Việt mà trên hết là ý thức của các vị vua - Phật tử kể từ triều đại Lý sang Trần. Thời Trần, Phật giáo phát triển và được xiển dương vào đúng giai đoạn mà lịch sử dân tộc đứng trước những thử thách bên trong và bên ngoài: trong thì mâu thuẫn, chia rẽ1; ngoài thì âm mưu thôn tính, xâm lược của đế quốc Nguyên-Mông Sự hình thành, phát triển của Phật giáo Trúc Lâm không chỉ hợp nhất, hài hòa các tư tưởng, dòng phái, tôn giáo hiện tại mà còn thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn là cố kết sức * Thích Trúc Thái Thường, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 02/01/2018; Ngày biên tập: 10/01/2018; Ngày duyệt đăng: 25/01/2018. Phạm Văn Hiệp. Khái quát một số nét bản địa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.