TAILIEUCHUNG - Nội dung văn bia vô lượng tại tháp thiền sư Liễu Quán
Bia Vô Lượng ở núi Thiên Thai, Thừa Thiên-Huế do sư Thiện Kế người Phúc Kiến, Trung Hoa soạn, kể về công hạnh tu tập, kiến giải Phật pháp, mô thức thị tịch và câu nói cuối đời của sư Liễu Quán. Khảo cứu nội dung văn bia cho thấy toàn bộ thiền thoại, công án, đối đáp trong bia Vô Lượng đều được trích dẫn từ các bộ thiền sử, ngữ lục Trung Hoa. | Nội dung văn bia vô lượng tại tháp thiền sư Liễu Quán Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5&6 – 2017 31 PHAN TRƯƠNG QUỐC TRUNG* NGUYỄN HỮU SỬ** NỘI DUNG VĂN BIA VÔ LƯỢNG TẠI THÁP THIỀN SƯ LIỄU QUÁN Tóm tắt: Bia Vô Lượng ở núi Thiên Thai, Thừa Thiên-Huế do sư Thiện Kế người Phúc Kiến, Trung Hoa soạn, kể về công hạnh tu tập, kiến giải Phật pháp, mô thức thị tịch và câu nói cuối đời của sư Liễu Quán. Khảo cứu nội dung văn bia cho thấy toàn bộ thiền thoại, công án, đối đáp trong bia Vô Lượng đều được trích dẫn từ các bộ thiền sử, ngữ lục Trung Hoa. Đây là những minh chứng để khẳng định sự kế thừa tổ vị, sáng lập dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán hoàn toàn khế hợp với truyền thống truyền thừa qua hai hình thức tâm ấn và “ngôn ấn” của thiền gia. Văn bia Vô Lượng cũng cho thấy cả mạch truyền thừa Thiền tông: từ việc tham phương cầu học đến tiếp nhận công án; từ công phu tu tập đến trình chứng sở ngộ; từ kế thừa tổ vị đến hoằng hóa độ sinh của của một thiền sư trong dòng chảy của mạng mạch Thiền tông Phật giáo. Từ khóa: Sư Liễu Quán, tâm ấn, ngôn ấn, thiền thoại, tổ vị, Thiền tông. Đặt vấn đề Thiền sư Liễu Quán là người có công lớn trong việc chấn hưng dòng thiền Lâm Tế Việt Nam nói riêng và với Phật giáo Việt Nam nói chung ở thế kỷ 18, đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn trong phạm vi cả nước1. Khi còn tại thế, tên tuổi của Sư đã gắn liền với tên của dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa để trở thành một tên gọi chỉ dòng thiền do * Nghiên cứu độc lập, Hà Nội. ** Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 07/6/2017; Ngày biên tập: 15/6/2017; Ngày duyệt đăng: 26/6/2017. 32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5&6 - 2017 người Việt Nam tách mạch và thành lập: dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán. Cuộc đời và đạo nghiệp của Sư được gói gọn trong bản văn bia tại tháp Vô Lượng tại chân núi Thiên Thai, Thừa Thiên-Huế. Cấu trúc tổng quát phỏng theo bia minh của Cao Phong Nguyên Diệu 高峰元妙 do Gia Chi Tốn 家之巽 soạn. Hiện nay,
đang nạp các trang xem trước