TAILIEUCHUNG - Xây dựng và sử dụng khung năng lực tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm năng lực, khung năng lực; sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực, bài báo đưa ra khung năng lực tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học gồm có 5 năng lực: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản lý tổ chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục; năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đồng thời, bài báo cũng đưa ra cách thức sử dụng khung năng lực trong phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. | Xây dựng và sử dụng khung năng lực tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 23-29 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KHUNG NĂNG LỰC TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC Phùng Quang Dương Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 30/5/2019, ngày nhận đăng 21/8/2019 Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ các khái niệm năng lực, khung năng lực; sự cần thiết phải xây dựng khung năng lực, bài báo đưa ra khung năng lực tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học gồm có 5 năng lực: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản lý tổ chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục; năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đồng thời, bài báo cũng đưa ra cách thức sử dụng khung năng lực trong phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. Từ khóa: Năng lực; khung năng lực; tổ trưởng chuyên môn; trường tiểu học. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới “những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Một trong những giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL). Đây được xem là giải pháp then chốt nhất, bởi vì nhà giáo và CBQL là lực lượng quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trong trường tiểu học (TH), CBQL bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn. Từ năm học 2020 - 2021, giáo dục tiểu học (GDTH) chính thức
đang nạp các trang xem trước