TAILIEUCHUNG - Quá trình thiết lập hệ thống hành chính từ Đèo Ngang đến miền tây Nam Bộ (thế kỷ XI-XVII)

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII, các triều đại phong kiến Việt Nam không ngừng xây dựng và củng cố nền độc lập dân tộc. Trong quá trình ấy, việc hoạch định cương giới lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng mang tính thường xuyên và liên tục, nhất là ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Việc xác lập đơn vị hành chính từ Đèo Ngang đến cực Nam của đất nước không chỉ là sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và dân tộc. Bài báo đề cập các nội dung về xác lập chủ quyền, tổ chức sản xuất, và ổn định an ninh - văn hóa - xã hội của các vương triều: Thời nhà Lý và nhà Trần là xác lập đơn vị hành chính ở vùng đất phía Bắc đèo Hải Vân; Vương triều Hồ và Lê Sơ là xác lập đơn vị hành chính ở vùng đất phía Bắc đèo Cù Mông; và Các chúa Nguyễn khẳng định chủ quyền lãnh thổ từ đèo Cù Mông đến Hà Tiên. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin và những dữ liệu lịch sử, đồng thời là nguồn tri thức tốt cho giảng viên và sinh viên các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Đà Lạt, cũng như những ai quan tâm đến mảng đề tài này. | Quá trình thiết lập hệ thống hành chính từ Đèo Ngang đến miền tây Nam Bộ (thế kỷ XI-XVII) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 10, Số 1, 2020 70-81 QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH TỪ ĐÈO NGANG ĐẾN MIỀN TÂY NAM BỘ (THẾ KỶ XI - XVII) Bùi Văn Hùnga* a Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: hungbv@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 12 tháng 01 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 02 năm 2020

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.