TAILIEUCHUNG - Tản mạn về ẩm thực Cần Thơ
Bài viết nghiên cứu tản mạn về ẩm thực Cần Thơ thông qua việc khai thác tự nhiên phục vụ cho ẩm thực, những ứng xử văn hóa trong ẩm thực. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu, bài viết. | Tản mạn về ẩm thực Cần Thơ TẢN MẠN VỀ ẨM THỰC CẦN THƠ Tạ Đức Tú 1. BÀN THÊM VỀ ẨM THỰC Ăn uống nhìn chung không chỉ là duy trì sự sống của con người, mà nó là văn hoá, là một dạng thức giao tiếp giữa con người với giới tự nhiên và giữa con người với con người. Trong giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng ăn uống là một dạng của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên , mà cụ thể hơn là sự tận dụng môi trường tự nhiên cho cuộc sống con người. Theo Giáo sư, người Việt Nam ta rất coi trọng cái ăn: Có thực mới vực được đạo, vì vậy mà mọi hành động thường nhật của người Việt Nam đều gắn với chữ ăn, mặc dù nhiều lúc chỉ có làm mà chẳng có ăn, như ăn cắp, ăn chơi, ăn học, ăn mặc, ăn nằm, ăn ngủ, ăn nói, ăn quỵt, ăn trộm, ăn xài, ăn vạ, ăn bớt ăn xén, ăn không nói có, ăn gian nói dối, ăn ngay nói thẳng, ăn thiệt làm giả, ăn vả nhả sung (hay ăn vả nói sung), ăn (chẳng) nên đọi nói (chẳng) nên lời, ăn như giậu đổ làm như lục bình trôi Ẩm thực là một thuật ngữ Hán Việt dùng để khái quát nghệ thuật ăn uống hay văn hoá ăn uống nói chung chứ không đơn Ảnh: internet giản chỉ là hành động ăn và uống. Ẩm nghĩa là uống; thực nghĩa là ăn. Nhưng rõ ràng ẩm thực phải là toàn bộ tri thức văn hoá, sự hiểu biết về những quy tắc và thực hành của ăn và uống. Những quy tắc ăn uống của người Việt chính là văn hoá ứng xử của người Việt trước môi trường xung quanh, vừa tinh tế vừa giản dị, thể hiện ở tính tổng hợp, tính cộng đồng, tính mực thước, tính biện chứng và tính linh hoạt trong ẩm thực. Thực hành trong ăn uống là “biến” những tri thức, vốn là những quy tắc “bất di bất dịch” trở nên linh động, phù hợp trong .
đang nạp các trang xem trước