TAILIEUCHUNG - Diễn ngôn chính trị, xã hội trong tiểu thuyết đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954

Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa chiến lược sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương như là kết quả và công cụ của nhận thức, quyền lực trong xã hội mà nó được sinh thành. Trong giai đoạn 1945-1954, tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ vừa là kết quả vừa là động lực góp phần tạo ra và khuếch tán các diễn ngôn chính trị, xã hội đặc trưng cho vùng đất và cho giai đoạn lịch sử này như diễn ngôn tranh đấu yêu nước, diễn ngôn cải tạo xã hội và diễn ngôn đạo lí. | Diễn ngôn chính trị, xã hội trong tiểu thuyết đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 1-13 Vol. 17, No. 1 (2020): 1-13 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔ THỊ NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945-1954 Nguyễn Thị Phương Thúy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thúy – Email: phuongthuynt@ Ngày nhận bài: 16-8-2019; ngày nhận bài sửa: 23-10-2019; ngày duyệt đăng: 12-11-2019 TÓM TẮT Diễn ngôn là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, có nội hàm đa dạng tùy thuộc vào người sử dụng và bối cảnh sử dụng. Từ quan điểm diễn ngôn của Foucault, bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa chiến lược sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương như là kết quả và công cụ của nhận thức, quyền lực trong xã hội mà nó được sinh thành. Trong giai đoạn 1945-1954, tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ vừa là kết quả vừa là động lực góp phần tạo ra và khuếch tán các diễn ngôn chính trị, xã hội đặc trưng cho vùng đất và cho giai đoạn lịch sử này như diễn ngôn tranh đấu yêu nước, diễn ngôn cải tạo xã hội và diễn ngôn đạo lí. Từ khó a: diễn ngôn; tiểu thuyết Nam Bộ; 1945-1954 1. Diễn ngôn chính trị xã hội và ngôn từ nghệ thuật Thuật ngữ diễn ngôn (discourse) được sử dụng rộng khắp trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn và được hiểu rất khác nhau tùy vào các hướng tiếp cận khác nhau như ngữ nghĩa học, thi pháp học, hay xã hội – văn hóa học. Từ góc nhìn xã hội – văn hóa, Michel Foucault phân tích diễn ngôn để làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tiễn, đặc biệt là với các thiết chế và quyền lực trong xã hội. Foucault hiểu khái niệm diễn ngôn rất linh hoạt, có khi là tất cả các nhận định (statement) mà thông qua đó con người tri nhận thế giới khách thể, có khi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.