TAILIEUCHUNG - Bài giảng Phát triển chương trình dạy học Ngữ văn - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Một số vấn đề chung trong việc xây dựng chương trình và SGK THPT, Những vấn đề chung về đổi mới chương trình và SGK, Chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Phân tích và định hướng dạy học Ngữ văn THPT. nội dung chi tiết. | Nội dung Text Bài giảng Phát triển chương trình dạy học Ngữ văn - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI THÁNG 7 2019 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA THPT . Khái niệm chương trình giáo dục chương trình dạy học . Các quan điểm khác nhau về chương trình giáo dục Thuật ngữ chương trình giáo dục xuất hiện từ năm 1820. Tuy nhiên phải đến giữa thế kỷ XX thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và một số nước có nền giáo dục phát triển. Chương trình Giáo dục có thể định nghĩa theo hai hướng - Đó là một loạt các hoạt động nhằm phát hiện khả năng của mỗi người học. - Đó là một loạt các hoạt động có chủ định nhằm hoàn thiện người học. Năm 1935 Hollis và Doak Compbell cho rằng chương trình giáo dục bao gồm tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được nhờ sự hướng dẫn của nhà trường. Nhiều tác giả khác cũng cho rằng chương trình giáo dục CTGD không phải là một sản phẩm được dùng cho lâu dài mà nó luôn có tính phát triển liên tục. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX ảnh hưởng của xã hội đến nhà trường ngày càng rõ hơn và HS không chỉ học được những gì có trong trường học mà còn tiếp nhận nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống xã hội. Do vậy định nghĩa về CTGD được mở rộng hơn không chỉ đơn thuần là những nội dung học được trong nhà trường. Ví dụ CTGD là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hóa bởi nhà trường nhằm đạt được những mục đích của giáo dục . Vào những năm 60 của thế kỷ XX và tiếp tục sang thế kỷ XXI người ta quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của CTGD. Ví dụ CTGD không chỉ quan tâm đến những gì người học phải làm trong quá trình học tập mà còn là những gì họ sẽ học được từ những việc làm đó. CTGD quan tâm đến những kết quả cuối cùng . CTGD là những hoạt động học .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.